Nóng tuần qua: 7 tòa nhà sẽ bị phá dỡ phục vụ việc thi công 4km hầm trong một dự án ở Hà Nội
UBND TP Hà Nội mới có báo cáo 12 vướng mắc liên quan tới các dự án đầu tư công, 11 vướng mắc đối với các dự án đầu tư kinh doanh và 2 vướng mắc đối với các dự án PPP.
Dự án Nhổn - Ga Hà Nội đang vướng mắc giải phóng mặt bằng
Một trong những vấn đề nổi cộm của Hà Nội là thực hiện các dự án đường sắt đô thị. Đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thông tin dự án Nhổn - Ga Hà Nội đang vướng mắc giải phóng mặt bằng, đặc biệt là chính sách bồi thường hỗ trợ người dân và tòa nhà bị ảnh hưởng khi thi công hầm.
Dự án Nhổn - Ga Hà Nội đang vướng mắc giải phóng mặt bằng.
Hiện quy định Luật đất đai chưa có hướng dẫn cụ thể hỗ trợ quy trình xử lý với tòa nhà, hộ dân khi thi công tuyến hầm và ga ngầm.
Theo tính toán, trong khoảng 4 km đi ngầm thì có 7 tòa nhà phải phá dỡ, 43 tòa nhà phải tạm cư trước khi thi công khoan hầm. Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể chính sách bồi thường, không thu hồi đất, cùng tồn tại với công trình và nằm trong hành lang an toàn.
Thêm 5 nhóm ô tô được miễn phí đường bộ từ 1/10
Thông tư số 70 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/10 hướng dẫn Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thu phí qua hệ thống các đơn vị đăng kiểm đối với phương tiện xe ô tô dân sự; Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô (thuộc đối tượng chịu phí) của lực lượng quốc phòng, công an.
Thêm 5 nhóm ô tô được miễn phí đường bộ từ 1/10.
Theo Thông tư này, các nhóm xe được miễn phí sử dụng đường bộ bao gồm: Xe cứu thương; xe chữa cháy; xe chuyên dùng phục vụ tang lễ; xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng và xe của lực lượng công an nhân dân.
Một số trường hợp khác là các xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự đã có giấy chứng nhận đăng ký và biển số xe, đăng kiểm để lưu hành phải nộp phí bảo trì đường bộ khi lưu hành.
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch đường bộ, ưu tiên đầu tư 5.000 km cao tốc
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1454/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quyết định do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký thay Thủ tướng Chính phủ. Đây là quy hoạch chuyên ngành đầu tiên được phê duyệt theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, được đánh giá có quy mô, phạm vi và sức ảnh hưởng lớn trong 37 quy hoạch chuyên ngành quốc gia của cả nước.
Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cũng là một trong 5 quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải (đường bộ; đường thủy nội địa; cảng hàng không, sân bay; cảng biển; đường sắt). Đây là lần đầu tiên các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải được thực hiện đồng thời, có phân công rõ vai trò dựa trên lợi thế từng phương thức trên từng hành lang vận tải chính, đảm bảo tính hệ thống, kết nối đồng bộ giữa các chuyên ngành.
Đáng chú ý, quy hoạch đã ưu tiên đưa vào danh mục đầu tư trong giai đoạn 2021-2030 các tuyến cao tốc có năng lực thông hành lớn để hình thành mạng cao tốc kết nối liên vùng và là xương sống của hệ thống đường bộ quốc gia. Trong đó, tập trung hoàn thiện tuyến đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, một số tuyến cao tốc khu vực Nam Bộ, miền Trung - Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và các tuyến vành đai đô thị tại Hà Nội, TPHCM; với mục tiêu cụ thể đến năm 2030, có thể đưa vào khai thác khoảng hơn 5.000 km đường cao tốc.
Vốn hóa sàn HoSE đạt hơn 5 triệu tỷ đồng
Thị trường chứng khoán trong tháng 8 biến động với biên độ lớn, khởi đầu tích cực với đà tăng liên tục của VN-Index lên ngưỡng 1.370 điểm. Tuy nhiên sau đó chỉ số chịu áp lực điều chỉnh trở lại và đóng cửa tháng 8 ở mốc 1.331 điểm, tăng 1,15% so với tháng trước và tăng 31,67% so với đầu năm.
Việc thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành phố phía Nam đã tác động đáng kể lên tâm lý các nhà đầu tư từ nửa sau tháng 8. Thị trường có thời điểm lao dốc mạnh hơn 75 điểm trong khoảng 20-23/8, trước khi hồi phục nhờ tâm lý nhà đầu tư ổn định.
Tính đến cuối tháng vừa qua, quy mô vốn hóa trên sàn HoSE đạt hơn 5 triệu tỷ đồng, tăng gần 1,9% so với tháng trước và tương đương gần 80% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành). Sàn này có tổng cộng 385 mã chứng khoán với khối lượng niêm yết trên 108,26 tỷ đơn vị.
14 hiệp hội đề nghị miễn đóng phí công đoàn đến hết năm
4 hiệp hội ngành hàng chủ lực đã có văn bản gửi Thủ tướng và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 kiến nghị các chính sách hỗ trợ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, các hiệp hội cho biết chỉ một số ít (15-20%) doanh nghiệp thực hiện được mô hình sản xuất "3 tại chỗ", còn lại đa số đều buộc phải tạm ngừng sản xuất, chi trả các khoản chi phí lớn như thuê kho bãi, nhà xưởng, phí tồn kho, lãi suất ngân hàng, chi trả lương chờ việc...
Nhóm 14 hiệp hội đề xuất được mở rộng đối tượng và phạm vi được hưởng hỗ trợ 1 triệu đồng tiền ăn theo quyết định của Tổng Liên đoàn đưa ra ngày 24/8. Việc hỗ trợ này không phân biệt phạm vi áp dụng toàn tỉnh hay toàn huyện, hoặc khu vực nhỏ hơn.
Bên cạnh đó, các hiệp hội đề xuất miễn đóng kinh phí công đoàn (2% quỹ lương) từ tháng 8 đến 31/12 cho các doanh nghiệp và người lao động nằm trong các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Đồng thời, các hiệp hội đề xuất được tạm dừng thu phí công đoàn, đoàn phí công đoàn đến 30/6/2022 cho doanh nghiệp có 15% lao động trở lên phải tạm thời nghỉ việc, thay vì 50%.
Đơn vị kiểm toán lưu ý khoản nợ tiềm tàng lên tới 2.900 tỷ đồng của Quốc Cường Gia Lai với đối tác Sunny Island liên...
Nguồn: [Link nguồn]