Nóng trong tuần: Ông Trịnh Văn Quyết ấp ủ giật "bánh" của giới siêu giàu
Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết dự kiến sẽ IPO vào năm 2020 để huy động 100 triệu USD.
Bamboo Airways muốn IPO vào năm 2020, dự kiến huy động 100 triệu USD
Tuần qua, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt dẫn tin Bloomberg cho biết, Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết dự kiến sẽ IPO vào năm 2020 để huy động 100 triệu USD.
Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết dự kiến sẽ IPO vào năm 2020 để huy động 100 triệu USD.
Đợt huy động này theo lãnh đạo Bamboo Airways sẽ giúp hãng mở rộng đội tàu bay, với mục tiêu chiếm 30% thị trường nội địa vào năm tới.
Với thị phần hàng không, trong nửa đầu năm nay, hai đại gia chiếm tỷ lệ cao nhất là Vietjet Air 44% và Vietnam Airlines đang chiếm 35,9%.
Bamboo Airways hiện vận hành 10 tàu bay. Tuy nhiên, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định cho phép hãng có thể tăng đội bay lên 30 máy bay đến năm 2023.
Bamboo Airways cũng có tham vọng mở đường bay thẳng tới Mỹ. Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết từng đưa ra tính toán cho thấy, bay thẳng Việt Nam đi Mỹ là có lãi thay vì lỗ như một số lo lắng trước đó.
Sharp Việt Nam gửi đơn tố cáo Asanzo
Tuần qua, các tờ báo trong nước đưa tin, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam đã ký đơn tố cáo gửi Cơ quan An ninh, Bộ Công an và Công an TP HCM về các hành vi "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, tài liệu giả..." của Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo.
Phía Sharp khẳng định, thông tin Asanzo đưa ra trước đó tại buổi họp báo là sai sự thật và tài liệu đưa ra là giả mạo, bởi Tập đoàn Sharp trước đây có hợp tác cùng Công ty Điện tử Roxy, tạo thành liên doanh Sharp-Roxy (Hong Kong - SRH). Tuy nhiên, ngày 25/9/2016, Sharp Roxy trở thành công ty con 100% vốn sở hữu của tập đoàn này.
Tới ngày 31/10/2016, Sharp Roxy hoàn thành việc đăng ký thay đổi tên thành Công ty TNHH Sharp Hong Kong.
Bởi vậy, phía Sharp cho rằng: Không thể xảy ra việc SRH xác nhận theo thư công bố của Asanzo vào ngày 12/9.
Bất ngờ hủy đấu thầu quốc tế với cao tốc Bắc - Nam
Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Đây là quyết định của bộ với 8 dự án PPP thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông được dư luận quan tâm thời gian qua.
Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế với dự án cao tốc Bắc -Nam.
Trao đổi trên báo chí sau đó, lãnh đạo ngành giao thông cho biết, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư trong nước vẫn sẽ không thay đổi mà làm theo luật Đấu thầu.
Trước đó, không ít ý kiến tỏ ra lo ngại vì nếu dự án rơi vào tay nhà đầu tư Trung Quốc thì khả năng kéo theo là các nhà thầu Trung Quốc. Trong khi ấy, thời gian qua không ít dự án liên quan đến nhà thầu Trung Quốc bị chậm tiến độ. Điều này khiến không ít chuyên gia đã lên tiếng bày tỏ lo lắng.
Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 52/2017 có chiều dài 654km. Dự án có tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng, gồm 55.000 tỷ đồng vốn Nhà nước và 63.716 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách.
Tiết lộ thêm vụ "hạ cánh quên bung càng" của Vietnam Airlines
Tuần qua, một số tờ báo trong nước dẫn lời đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đơn vị này đã cử đại diện tham gia quá trình điều tra về sự cố hạ cánh của Vietnam Airlines tại Melbourne. Sơ bộ qua bước đầu đánh giá, Cục Hàng không nhận định có yếu tố con người dẫn đến việc tiếp cận hạ cánh không ổn định.
Trước đó, một số tờ báo của Australia tuần qua bất ngờ đưa tin, chiếc Boeing 787 mang số hiệu VN-A870 của Vietnam Airlines đã suýt hạ cánh mà bánh sau không bung ra.
Chiếc Boeing 787 mang số hiệu VN-A870 của Vietnam Airlines đã suýt hạ cánh mà bánh sau không bung ra.
Kiểm soát không lưu của sân bay đã liên lạc với tổ bay ngay khi phát hiện máy bay không bung bánh sau ra trong quá trình hạ cánh. Tổ bay đã ngay lập tức phải thực hiện nâng độ cao hạ cánh lại.
Lên tiếng sau đó, Vietnam Airlines thừa nhận, đây là chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Melbourne (Australia) ngày 18/9.
Sếp Vietjet Air, Nutifood vào top nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á
Forbes Asia vừa công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2019 trong đó Việt Nam có 2 gương mặt là CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo và CEO Nutifood Trần Thị Lệ.
Theo Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không lớn hàng đầu Việt Nam. Thành công đã giúp bà Thảo đã trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và nữ tỷ phú tự thân giàu có nhất khu vực Đông Nam Á với tài sản ròng lên tới 2,5 tỷ USD.
Với bà Trần Thị Lệ, Forbes cho biết từ khi cùng chồng là ông Trần Thanh Hải trở thành cổ đông lớn của NutiFood năm 2013, 2 vợ chồng đã đưa công ty trở thành một trong những nhà sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng từ sữa lớn nhất Việt Nam.
Doanh thu và lợi nhuận năm 2018 của NutiFood là 9.500 tỷ đồng và 828 tỷ đồng.
Doanh thu tuần của Tập đoàn Vingroup năm 2018 lên tới hơn 122.000 tỷ đồng.