Nổi da gà với nghề vắt "sữa" rắn
Thứ “sữa rắn” này sau khi đông khô lại cũng có thể bán với giá “trên trời”.
Vắt "sữa" rắn nằm trong top những công việc kỳ lạ và nguy hiểm nhất thế giới. Tất nhiên rắn không hề có sữa, "sữa" ở đây chính là nọc độc của rắn.
Hàng năm, nọc rắn đã cướp đi tính mạng của chục nghìn người trên thế giới. Tuy nhiên, nếu được sử dụng đủ liều lượng thì nọc rắn trở thành phương thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Công việc lấy nọc rắn vô cùng nguy hiểm và ẩn chứa nhiều rủi ro. Họ phải dùng tay mở miệng, cắm răng chúng vào chiếc lọ có màng bọc và lấy nọc.
Jim Harrison, người đàn ông sở hữu trại rắn lớn nhất nước Mỹ và thậm chí trên toàn thế giới. Trang trại rắn của ông nuôi khoảng 2.000 con rắn độc, bao gồm một số con thuộc loại nguy hiểm nhất thế giới, tại một vườn thú bò sát ở bang Kentucky.
Jim Harrison lấy nọc rắn bằng tay trần
Mỗi tuần, ông chích nọc độc của khoảng 1.000 con rắn. Harrison chỉ dùng đôi tay trần và không đeo găng khi thực hiện công việc này.
Công việc nguy hiểm khiến ông phải đánh đổi những đốt ngón tay
Harrison bắt đầu chiết nọc rắn từ khi 17 tuổi. Vô số vết sẹo vì rắn cắn xuất hiện trên đôi bàn tay của ông. "Nhiều người cho rằng việc nuôi và tiếp xúc thường xuyên với loài rắn khá nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế công việc này không đáng sợ nếu chúng ta phòng vệ kỹ và có phương pháp", Harrison chia sẻ.
Nọc rắn có nhiều tác dụng trong nghiên cứu y học
Y học đã chứng minh, nọc rắn càng độc thì dược tính càng cao. Các nhà nghiên cứu dùng nọc độc rắn mamba đen để tìm hiểu cách điều trị bệnh Alzheimer và sử dụng nọc độc rắn hổ mang châu Á trong những loại thuốc kháng virus.
Nọc độc rắn có thể bán với giá 1.000 USD mỗi gram. Người làm nghề vắt "sữa" rắn có thể kiếm hơn 30.000 USD trong một năm.
Nguồn: [Link nguồn]
Do ảnh hưởng của dịch, nhiều địa phương đóng cửa rạp chiếu phim, sân khấu kịch - ca nhạc… đã khiến giới nghệ sĩ...