Nợ thuế "khủng", nhiều doanh nghiệp bỏ trốn

Sự kiện: Kinh Doanh

Lợi dụng chính sách thông thoáng mở cửa thu hút đầu tư của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI ồ ạt vay mượn xây dựng nhà xưởng, nhập khẩu hàng hóa. Ngoài lo ngại về chuyển giá, doanh nghiệp FDI chỉ làm gia công, nhập nguyên liệu, nợ thuế khủng rồi... bỏ trốn.

Nan giải thu hồi nợ thuế “khủng”

Năm 2019, Tổng cục Hải quan phải thu hồi và xử lý hơn 546 tỷ đồng bao gồm các khoản nợ thuế quá hạn, tiền chậm nộp thuế phát sinh trước 1/1/2019. Trong đó, Cục Hải quan TPHCM được giao phải thu nợ thuế nhiều nhất, hơn 214 tỷ đồng; Cục Kiểm tra sau thông quan với chỉ tiêu phải thu hơn 131 tỷ đồng; Cục Hải quan Đà Nẵng phải thu hơn 54 tỷ đồng...

Theo báo cáo mới nhất của Cục Hải quan TPHCM gửi Tổng cục Hải quan, đến giữa tháng 7/2019, Cục Hải quan TPHCM có hơn 2.600 doanh nghiệp (DN) nợ tổng cộng lên hơn 2.119 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu (XNK). Phần nhiều số nợ "khủng" rơi vào các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thuộc diện khó thu hồi. Các DN này chủ yếu đầu tư - sản xuất xuất khẩu và nhập gia công, buôn bán giày dép, giày da, may mặc…

Đứng đầu danh sách nợ thuế XNK là Cty Cổ phần NIVL (huyện Bến Lức, Long An do ông A Nanda Kumar làm Giám đốc). Tính đến hết tháng 4/2019, công ty này nợ thuế trên 150 tỷ đồng. Cty Cổ phần NIVL là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài, được cấp phép đầu tư năm 1998, đến năm 2007 bắt đầu hoạt động.

Ngành nghề kinh doanh của DN này, gồm: Sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Buôn bán gạo, buôn bán thực phẩm. Số nợ thuế nêu trên thuộc 3 tờ khai NK theo loại hình đầu tư sản xuất XK phát sinh tại Cục Hải quan TPHCM từ năm 2013, bao gồm thuế NK và lệ phí hải quan.

Đáng chú ý, theo Hải quan TPHCM, DN này đã ngưng hoạt động nhiều năm nay, chủ DN cũng đã bỏ về nước, để lại số nợ khổng lồ cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Một DN khác là Cty TNHH Silver Star Việt Nam (quận Bình Tân, TPHCM), nợ hơn 47 tỷ đồng. Số nợ này chính là thuế của 376 tờ khai hải quan NK theo loại hình đầu tư - gia công, nhập gia công… phát sinh trong năm 2007 và 2008. Theo tìm hiểu của chúng tôi, công ty này được cấp phép năm 2008, chuyên sản xuất giày dép. Công ty đã ngừng hoạt động từ năm 2011, nhưng chưa làm thủ tục đóng mã số thuế.

Tương tự, Công ty TNHH Neocacse Inc Việt Nam, nợ gần 30 tỷ đồng. Công ty này được cấp phép thành lập từ năm 2007, có địa chỉ hoạt động tại quận 12, TPHCM, do JEON JEONG JAE là người đại diện pháp luật, đã đóng mã thuế từ tháng 4/2014. Trong 2 năm 2012 và 2013, công ty này mở hơn 540 tờ khai hải quan NK hàng hóa theo loại hình đầu tư - gia công, nhập gia công. Số nợ trên gồm thuế XNK và lệ phí hải quan phát sinh từ các tờ khai hải quan nêu trên.

Ngoài ra, còn hàng loạt công ty có số nợ lớn, như: Cty Karos (quận 2, TPHCM) nợ gần 21 tỷ đồng; Cty TNHH Vina Haeng Woon Industry, nợ hơn 21 tỷ đồng; Cty TNHH thời trang Sepplus Việt Nam nợ trên 19 tỷ đồng…

Theo Cục Hải quan TPHCM, số nợ khó đòi này chủ yếu phát sinh từ nhiều năm trước, đến nay cũng không thể đòi được. Nguyên nhân là DN nợ thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, chủ DN cũng đã về nước.

Nhiều Cục Hải quan tại các địa phương khác cũng đau đầu giải quyết các khoản nợ thuế của doanh nghiệp FDI.  

Hải quan kiểm tra việc kê khai hàng hóa của một doanh nghiệp. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Hải quan kiểm tra việc kê khai hàng hóa của một doanh nghiệp. Ảnh: Tuấn Nguyễn

“Nhờn” nợ

Theo Cục Thuế Xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan, đối với các khoản nợ thuế tồn đọng từ các năm trước (trước 1/7/2007) khó có khả năng thu đòi, do các quy định của luật còn nhiều bất cập.

Nhiều trường hợp DN bán hàng không xuất hóa đơn nên không thể thực hiện được biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Do đó, cơ quan chức năng không thể thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế khi lập hồ sơ xóa nợ theo quy định.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Giá cả - Bộ Tài chính, vấn đề nợ đọng thuế không mới, nhưng có nguồn cơn từ việc buông lỏng quản lý. Bởi, để cho DN nợ thuế trên hàng trăm tờ khai kéo dài 3 - 5 năm trong thời kỳ DN này đang hoạt động là điều quá vô lý.

Cái nào cũng có thời hạn, khi DN nợ tờ khai đến cuối năm chưa quyết toán thuế phải “hỏi thăm” ngay và thường xuyên. Không thể để nợ năm này qua năm khác. Đối với DN nợ đọng dây dưa, nhẽ ra có biện pháp siết nhập khẩu nguyên vật liệu ngay, sao lại để mở tờ khai, tiếp tục nhập, sản xuất, xuất khẩu như vậy?

Cục thuế Hà Nội cưỡng chế thu được gần 2,7 nghìn tỷ từ DN “chây ì” nợ thuế

5 tháng đầu năm 2019, Cục Thuế Hà Nội đã thu được hơn 2.660 tỷ đồng nợ thuế. Với trường hợp cố tình “chây ì”...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Nguyễn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN