Nỗ lực phục hồi thảm hoạ kinh tế, Anh sa thải Bộ trưởng Tài chính

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng đã bị sa thải sau chưa đầy sáu tuần làm việc, khi chính phủ thực hiện một đợt cắt giảm thuế lớn gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính.

Thủ tướng Anh Liz Truss vừa loại bỏ một chính sách cắt giảm thuế quan trọng khác sau khi sa thải Bộ trưởng Tài chính Kwarteng nhằm xoa dịu thị trường sau thời gian thực hiện chính sách “ngân sách nhỏ” gây nhiều tranh cãi.

Việc sa thải khiến Kwarteng trở thành Bộ trưởng có thời gian phục vụ ngắn nhất của Anh kể từ năm 1970 và người kế nhiệm ông sẽ trở thành Bộ trưởng Tài chính thứ tư của Vương quốc Anh chỉ trong vài tháng vật lộn với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Jeremy Hunt - cựu Bộ trưởng Y tế và Ngoại trưởng - được công bố là người kế nhiệm Kwarteng. Chris Philp, thư ký chính của Bộ Tài chính Vương quốc Anh, cũng được thay thế bởi Edward Argar.

Jeremy Hunt - cựu Bộ trưởng Y tế và Ngoại trưởng - được công bố là người kế nhiệm Kwarteng. Chris Philp, thư ký chính của Bộ Tài chính Vương quốc Anh, cũng được thay thế bởi Edward Argar.

Thủ tướng Anh đã hủy bỏ cam kết đảo ngược việc tăng thuế công ty của người tiền nhiệm Boris Johnson từ 19% lên 25%, một quyết định ước tính sẽ khôi phục khoảng 18 tỷ bảng Anh (20,1 tỷ USD) cho kho bạc của Vương quốc Anh vào năm 2026.

Phản ứng của thị trường

Trái phiếu chính phủ của Vương quốc Anh - được gọi là Chứng khoán viền vàng - tăng mạnh trước cuộc họp báo của bà Truss. Lợi tức kỳ hạn dài 30 năm trong thời gian ngắn chạm mức 4,261% trong phiên giao dịch buổi sáng. Lợi tức chuyển động nghịch với giá.

Tuy nhiên, giá trái phiếu đã tăng trở lại sau hội nghị, với lợi suất 30 năm trở lại khoảng 4,58% vào khoảng 3 giờ chiều (theo múi giờ Anh). Đồng bảng Anh đã tăng vọt trong một phiên giao dịch đầy biến động và giảm khoảng 1,4% so với đồng đô la Mỹ sau bài phát biểu của Truss, giao dịch ở mức khoảng 1,1165 USD.

Trong cuộc họp báo của mình, thủ tướng Truss cho biết bà muốn trấn an các thị trường trước chính sách tài khóa của chính phủ.

Ông Kwarteng đã trở lại London sau khi cắt ngắn chuyến công du ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington và đi thẳng tới số 10 Phố Downing. Bà Truss cũng thay đổi vai trò của Thứ trưởng Bộ Tài chính Chris Philp sang một vị trí khác. Ông Philp bị cáo buộc đứng sau ý tưởng giảm thuế lên tới 45%, một kế hoạch hiện đã bị bác bỏ vài ngày trước. Ông Philp tỏ ra tức giận vì bị đổ lỗi trong chính sách này.

Ở bức thư từ chức, ông Kwarteng cũng nhấn mạnh rằng các chính sách đều được thúc đẩy bởi Chính phủ Anh dù ông cũng lưu ý rằng “môi trường kinh tế thay đổi nhanh chóng” trong các báo cáo tài chính trước đó.

Cho đến nay, gần một nửa các chính sách cắt giảm thuế ban đầu được đề ra trong “ngân sách nhỏ” của Kwarteng đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, chính phủ vẫn có kế hoạch tiếp tục công bố kế hoạch tài khóa trung hạn và kèm theo các dự báo độc lập từ Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR), nơi Hunt hiện sẽ được giao nhiệm vụ cung cấp.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia lọt top giàu thế giới nhưng diện tích chỉ vỏn vẹn 2km2

Quốc gia này không yêu cầu thuế thu nhập và đánh thuế kinh doanh rất thấp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNBC, FT) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN