Những phát ngôn sâu sắc của “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn luôn là một trong những tượng đài doanh nhân trong lòng nhiều người Việt với những triết lý mới mẻ, gai góc.

Được mệnh danh là "Vua cà phê", ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu khối tài sản kếch xù bao gồm Tập đoàn Trung Nguyên, nhiều khu bất động sản giá trị... Ngoài sự nghiệp, ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên còn có những triết lý "để đời" khiến nhiều người phải suy ngẫm.

“Đằng sau sự tan hoang của người đàn ông là người phụ nữ”

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ từng định nghĩa về đàn ông thành công như sau: Chọn đúng nghề, chọn đúng vợ và chọn đúng cà phê! Sau này, khi cuộc hôn nhân với vợ cũ tan vỡ, ông vẫn tiếp tục giữ vững quan điểm trên của mình.

Năm 2019, trong một buổi gặp gỡ báo chí thời điểm trước khi ông và bà Diệp Thảo chính thức ra tòa, ông đã chia sẻ như sau: "Qua nói một người thành đạt là 'Chọn đúng vợ, đúng việc, chọn đúng cà phê' để tỉnh táo. Chọn nhầm 2 cái đầu tan xác… Khi muốn làm gì thì người vợ, người phối ngẫu phải ở cùng tầng. Còn nếu vợ là người giới hạn, cực đoan nữa thì giới hạn của người vợ sẽ là giới hạn của mình”.

 Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ nổi tiếng với những phát ngôn sâu sắc. Ảnh: Cafebiz

 Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ nổi tiếng với những phát ngôn sâu sắc. Ảnh: Cafebiz

Trước ý kiến cho rằng đằng sau thành công của người đàn ông là bóng dáng phụ nữ, "vua cà phê" thừa nhận điều này. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm: "Đằng sau sự tan hoang của người đàn ông cũng là người phụ nữ thôi. Nên phải chọn, nếu không chọn được thì ở giá đi, Qua khuyên 1 điều như vậy. Đừng bao giờ dính dáng để sau đó sinh chuyện".

“Nếu đặt mục tiêu xóa nghèo thì cứ nghèo mãi"

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Đẹp tháng 1/2014, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nêu quan điểm về chuyện làm giàu: "Nếu đặt mục tiêu xóa nghèo thì cứ nghèo mãi. Còn nếu đặt mục tiêu làm giàu thì cái nghèo tự khắc sẽ biến mất lúc nào không biết".

"Muốn thành công thì phải có khát vọng"

Câu chuyện khởi nghiệp của "Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ luôn là nguồn cảm hứng cho các bạn trẻ đi lên từ hai bàn tay trắng. Ông cho rằng: "Muốn thành công thì phải có khát vọng. Muốn hạnh phúc phải phụng sự. Trách nhiệm càng cao, vinh quang càng lớn".

"Người khác làm được thì ta làm được"

Năm 2013 tại Hà Nội, ông Đặng Lê Nguyên Vũ có chia sẻ: "Bạn hãy đọc sách và mài chí để hành động cho một Việt Nam Hùng Mạnh, Ảnh Hưởng và Trường Tồn, trước mọi mối đe dọa-thiên tạo lẫn nhân tạo. Người Khác Làm Được Thì Ta Làm Được. Nước Khác Làm Được Thì Nước Ta Làm Được. Ta nhất định làm được".

"Nghĩ còn không dám thì làm sao nói chuyện hành động"

Theo doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, mỗi quốc gia mạnh vì có những công dân mạnh. Mạnh ở đây hiểu rằng cả sự giàu có, cả dân trí và cả dân khí. Ông cho rằng Việt Nam có tất cả những điều kiện để có thể trở nên hùng mạnh.

Ông nói: "Nhưng dân trí ta còn thấp. Không dám nghĩ lớn, và nếu thấy người nghĩ lớn thì chê bai, ganh ghét. Thử hỏi, nghĩ còn không dám thì làm sao anh nói chuyện hành động!?"

“Niềm tin và chữ tín của mình với người khác là cái vốn lớn nhất”.

Trong một lần chia sẻ với báo chí, ông Đặng Lê Vũ cho rằng, trên mọi phương diện, cái vốn phải là “chữ tín”. Để có thể dùng “chữ tín” vay vốn thì trước tiên mình phải tạo được niềm tin cho người ta, mình phải tự tin là làm được thì mới làm cho người khác tin vào mình và quan trọng là phải tìm đúng đối tượng có thể giúp được mình. Ông Vũ cho rằng: “Niềm tin và chữ tín của mình với người khác là cái vốn lớn nhất”.

"Khi bạn nợ tiền ai đó, người ta không đòi không phải vì quên, mà họ im lặng để chờ xem sự tử tế của bạn có thật như những gì bạn đã hứa hẹn"

Quan điểm về tiền bạc, nợ nần vay trả sòng phẳng của ông Vũ cũng rất được lòng giới trẻ. Theo ông Vũ: "Khi bạn nợ tiền một ai đó, hãy hiểu sâu sắc rằng chữ "Nợ" ấy không thể chỉ trả bằng giấy bạc, sòng phẳng như giấy bạc."

Lấy chính cuộc đời nhiều biến thiên của mình, ông Vũ kể: "Một người cho tôi vay tiền, tôi nghĩ rằng đó là người ta mang công sức bát gạo của bản thân họ gửi gắm vào tay mình. Tuyệt nhiên không dám nghĩ, ít nhiều cũng không dám nghĩ người ta thừa tiền nên đôi ba đồng cái công chỉ như cái kẹo.

Ông cho rằng, người ta không đòi bạn cũng chẳng phải vì người ta quên. Đồng tiền đi liền khúc ruột, họ im lặng để chờ xem sự tử tế của bạn có thật như những gì bạn đã hứa hẹn.

Dù còn gây tranh cãi song nhiều quan điểm của ông Vũ vẫn được không ít người thán phục. Không chỉ là những triết lý kinh doanh, ở đâu đó còn có những suy ngẫm về tài chính, về cái giàu, về cái nghèo.

Công trình hơn trăm triệu USD ở Việt Nam, vận hành tương tự kênh đào Panama trên thế giới

Đây là công trình có số vốn đầu tư lớn, vận hành tương tự như kênh đào Panama.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Minh (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN