Những nghề nghe tên kỳ quặc nhưng "hốt" bạc ở Trung Quốc: Từ dằn mặt "tiểu tam" đến khóc mướn
Tại đất nước tỷ dân, có không ít nghề nghe tên kỳ quặc nhưng lại giúp kéo về khoản thu nhập cao đến không ngờ.
Dằn mặt "tiểu tam"
Công việc của Xiao Sheng (31 tuổi) là giúp các bà vợ cắt đứt tình cảm giữa chồng và "bồ nhí". Tuy nhiên, anh thích tự gọi mình là nhà cố vấn tình cảm hơn bởi anh còn hỗ trợ nhiều khía cạnh khác như cầu hôn, bày tỏ tình cảm, ghép đôi.
Sheng đã làm công việc này được 6 năm và hiện có 8 nhân viên, bao gồm một chuyên gia phân tích tình hình, một quản lý dịch vụ khách hàng kiêm diễn viên, đạo diễn hỗ trợ khi cần cho việc dàn cảnh.
Các dịch vụ của Sheng thường khá đắt đỏ, trong đó, chi phí trung bình cho mỗi lần Sheng đi "trị tiểu tam" rơi vào khoảng 200.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 700 triệu đồng), các dịch vụ khác đơn giản hơn cũng có mức giá thấp nhất từ 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) trở lên.
Ngoài việc tìm cách khiến các ông chồng "chán bồ" rồi đoạn tuyệt quan hệ, nhóm của Sheng đôi khi còn tiếp cận trực tiếp "tiểu tam" và "ra đòn" thuyết phục cô ta tự chấm dứt.
Theo Sheng, thi thoảng họ thuê một diễn viên bảnh trai tỏ ra thật giàu có để quyến rũ "tiểu tam" rồi bí mật chụp ảnh họ sau đó chuyển thẳng đến chồng của khách hàng.
Dù có kinh nghiệm 6 năm nay, anh không hứa thành công 100% vì "một mối quan hệ có nhiều yếu tố không thể kiểm soát".
Một số nguyên tắc đạo đức của Xiao khi làm việc là bảo vệ chế độ một vợ một chồng, tôn trọng quyền riêng tư của "kẻ thứ ba" hay không làm nhục đối tượng
Khóc mướn ở đám tang
Mục đích của việc thuê người khóc mướn là để thể hiện rằng người quá cố được yêu mến.
Những người khóc thuê chuyên nghiệp sẵn sàng khóc hết nước mắt, thể hiện nỗi đau đớn cho người họ chưa bao giờ gặp mặt có thể kiếm được hàng trăm đến hàng nghìn nhân dân tệ chỉ trong tiếng rưỡi hành nghề.
Mục đích của việc thuê người khóc mướn là để thể hiện rằng người quá cố được yêu mến.
Là người khóc thuê chuyên nghiệp, Jin Guihua (Tứ Xuyên) chia sẻ rằng công việc của cô không đơn thuần chỉ có rơi nước mắt mà phải kể lại những khó khăn mà người chết đã trải qua, bày tỏ nỗi tiếc thương của các thành viên trong gia đình và cầu chúc cho người qua đời có chuyến đi thanh thản sang thế giới bên kia.
Nghề "cãi nhau" hộ
Nền tảng Taobao cung cấp cho khách hàng dịch vụ thay mặt họ "khẩu chiến"
Nếu bạn không phải là người thích đối đầu hoặc quá hiền để cãi nhau với ai đó, đây chắc chắn là dịch vụ hoàn hảo cho bạn.
Nền tảng Taobao (Trung Quốc) cung cấp cho khách hàng dịch vụ thuê "chuyên gia tranh luận chuyên nghiệp" để thay mặt họ "khẩu chiến". Chỉ mất khoản chi phí nhỏ (từ 5 tệ đến 20 tệ) "cãi nhau theo ủy quyền", bạn đã có thể thuê người lạ tranh luận giúp mình.
Tất nhiên, các cuộc tranh luận được thực hiện qua điện thoại hoặc nhắn tin, không phải mặt đối mặt.
Nguồn: [Link nguồn]
Bên cạnh mức lương thấp, nghề này còn phải đối mặt với nguy cơ bị tai nạn giao thông, nguy cơ lây nhiễm các hóa chất...