Những loại thuế kỳ quặc ở quốc gia vừa bị loại khỏi tứ kết Euro 2024
Không có thuế thì không thể có một nền kinh tế hoạt động bình thường, tuy nhiên không phải loại thuế nào cũng có lý.
Ít ai biết, ở Pháp tồn tại những loại thuế vô cùng kỳ quặc, khiến bất kỳ ai khi nghe đến chúng đều phải lắc đầu ngán ngẩm.
Thuế nước khoáng
Tại các siêu thị ở Pháp, giá bán mà bạn nhìn thấy trên kệ hàng của một chai nước khoáng thường đã “cõng” thêm 3-4 loại thuế khác nhau.
Đầu tiên là thuế “đồ uống không cồn”, kế đó là thuế chất liệu bao bì. Ngoài ra, sản phẩm này có thể còn phải gánh thêm “thuế nước khoáng” do chính quyền nơi sản xuất nước khoáng yêu cầu. Có lẽ đây cũng là lý do khiến sữa bò ở Pháp thậm chí còn rẻ hơn nước khoáng.
Thuế tivi
Tại Pháp, chỉ cần nhà bạn có lắp tivi thì theo quy định, bạn sẽ phải nộp “thuế tivi”. Khoản thuế này sẽ được dùng để hỗ trợ phát triển các đài phát thanh và đài truyền hình công cộng quốc gia.
Trong trường hợp bạn muốn xem thêm các chương trình khác ngoài của đài truyền hình công cộng, chẳng hạn như phim dài tập, phim điện ảnh, bạn sẽ phải trả thêm tiền. Tại Pháp, từng có thời điểm người dân biểu tình để phản đối loại thuế kỳ quặc này.
Thuế cửa sổ
Loại thuế này có lịch sử lâu đời ở Pháp. Trong thời kỳ cách mạng của nước này, Napoleon đã bắt đầu trưng thu thuế cửa sổ.
Đúng như tên gọi, loại thuế này được thu dựa trên số lượng cửa sổ trong nhà bạn. Nhà càng nhiều cửa sổ thì số tiền bạn phải trả sẽ càng cao. Tin vui là đến năm 1926, loại thuế vô lý này đã chính thức bị loại bỏ.
Một số loại thuế khác tại Pháp
Ngoài ra, tại Pháp còn có một số loại thuế khác như thuế liên đới xã hội đánh vào tài sản (nếu bạn có tài sản trị giá trên một mức quy định thì sẽ phải đóng thuế này, với mức trần là 60% giá trị tài sản).
Thuế vệ sinh, thuế bảo vệ môi trường cũng nằm trong những khoản thuế mà người dân Pháp phải nộp. Thuế vệ sinh khá giống với phí thu gom và vận chuyển rác tại Việt Nam, còn thuế bảo vệ môi trường cũng đánh vào các sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Từng được mệnh danh là “Đảo thiên đường”, giờ đây nơi này lại ngập trong nợ nần và rác thải.
Nguồn: [Link nguồn]