Những làng xã từng được cho là giàu nhất Việt Nam giờ ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những ngôi làng lam lũ bỗng chốc trở thành làng "tỷ phú" với biệt thự tiền tỷ mọc lên san sát. Thế nhưng, thực tế, cuộc sống thường nhật tại nơi đây khiến không ít người

Làng chài "thay da đổi thịt" nhờ xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh

Làng tỷ phú ở Hà Tĩnh nhờ XKLĐ. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Làng tỷ phú ở Hà Tĩnh nhờ XKLĐ. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Cương Gián vốn là làng chài nghèo ven biển của huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh). Người dân nơi đây quanh năm lam lũ với biển cả, lưới thuyền. Ngoài nghề chài lưới, người dân Cương Gián chẳng thể trông mong gì ở những thửa ruộng cát trắng phủ đầy.

Thế nhưng, những năm gần đây, làng Cương Gián được mệnh danh là "làng tỷ phú" nhờ vào việc xuất khẩu lao động (XKLĐ).

Theo những người già trong làng, khoảng đầu những năm 1990, một nhóm thanh niên trong làng đã tiên phong tìm cách thoát nghèo bằng cách đi XKLĐ ở Hàn Quốc.

Chỉ vài năm sau, nhờ số tiền mà những người con xa xứ gửi về, nhiều gia đình nhanh chóng thoát nghèo và khấm khá lên trông thấy. Thấy những người đi nước ngoài ăn nên làm ra, nhiều người đã đi theo. Cứ thế, Cương Gián được mệnh danh là làng tỷ phú nhờ có đông đảo người đi lao động nước ngoài.

Theo ông Trần Đức Lâm (Bí thư Đảng ủy xã Cương Gián), làng Cương Gián đang có khoảng 2.700 người sinh sống, lao động ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...; trong số đó, không ít người đã định cư nơi đất khách quê người. Bình quân mỗi lao động gửi về cho gia đình khoảng 700 USD/tháng, mỗi năm toàn bộ số lao động ở nước ngoài gửi về trên 400 tỷ đồng.

Đến Cương Gián hôm nay, có thể thấy, làng chài nghèo lam lũ đã "thay da đổi thịt". Đường sá khang trang, sạch sẽ, những dãy nhà biệt thự cao tầng mọc lên san sát đều được xây dựng bằng tiền người đi XKLĐ gửi về.

Thế nhưng, trái với cảnh nguy nga, hoành tráng, cuộc sống nơi đây đìu hiu, chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Thanh niên phần đông đi XKLĐ hoặc đi làm ăn xa. Thậm chí, có những gia đình có đến 2-3 người đi xuất khẩu lao động, có những nhà chỉ còn bố mẹ già và đàn cháu nhỏ chăm nhau qua ngày.

Chính vì vậy, đường xá tại Cương Gián thường vắng lặng. Thậm chí, không ít ngôi biệt thự cao tầng xây dựng hoành tráng luôn trong tình trạng cửa đóng then cài, không bóng người sinh sống.

Theo thống kê của địa phương, ở thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã Cương Gián có trên 200 cặp vợ chồng ly hôn, thậm chí, trong một gia đình có 3 cặp vợ chồng “đường ai nấy đi”. Đáng nói là, phần lớn những vụ việc ly hôn này đều có vợ hoặc chồng đi nước ngoài về.

Làng nghề tỷ phú đứng trước nguy cơ bị xóa sổ

Đầu những năm 2000, thôn Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), nay là phường Đồng Kỵ được xem là khu vực kinh tế trọng điểm bởi sự phát triển nóng của nghề thủ công mỹ nghệ.

Trong 3 năm từ 2000 - 2003, đã có gần 500 doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ ra đời. Kéo theo đó, hàng trăm các tỷ phú, giám đốc cũng xuất hiện.

Thời điểm này, đi dọc các con đường vào làng, đâu đâu cũng thấy tiếng đục, đẽo, cưa xẻ gỗ. Thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm tại đây là Trung Quốc.

Thế nhưng, vài năm trở lại đây, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng vì tình trạng vắng lặng của việc kinh doanh tại làng nghề Đồng Kỵ. Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ rơi vào tình trạng khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, các mặt hàng sản xuất đều bị ứ đọng, ế ẩm.

Thị trường đóng băng, các đối tác Trung Quốc tạm ngừng nhập sản phẩm nên hàng hóa ứ đọng. Các cửa hàng đã đóng cửa hàng loạt, nhiều nhà xưởng không còn hoạt động.

Nhà nào cũng chỉ sản xuất cầm chừng, có xưởng chỉ có 1-2 công nhân, có xưởng thì tạm ngưng hoạt động. Thậm chí, không ít gia đình lâm vào trạng thái vỡ nợ, trắng tay, bị ngân hàng siết nợ.

Tháng 9/2019, chia sẻ với báo chí, ông Dương Đức Sinh, Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ cho biết, hiện nay Đồng Kỵ chỉ còn khoảng gần 100 doanh nghiệp kinh doanh gỗ và sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Hơn 40% các hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất đã bỏ nghề truyền thống để chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác để cầm cự, gồng gánh trả nợ ngân hàng.

Xã tỷ phú nhờ hồ tiêu bỗng chốc ảm đạm vì chuyện "rớt giá"

Nợ nần khiến nhiều chủ nhà bỏ đi biệt xứ. Ảnh: Infonet

Nợ nần khiến nhiều chủ nhà bỏ đi biệt xứ. Ảnh: Infonet

Khoảng 3 năm trước, giá hồ tiêu đột ngột tăng mạnh, lên mức 200.000 đồng/kg khiến xã Nâm N’giang (tỉnh Đắk Nông) trở thành điểm nóng về phát triển kinh tế.

Việc hồ tiêu tăng giá đã khiến cho cuộc sống lam lũ của người dân nơi đây được sang trang mới. Cả xã có hàng trăm gia đình tậu ô tô, xây nhà sang, trở thành tỷ phú nhờ vào hồ tiêu.

Thời điểm này, người ta ví trung tâm xã Nâm N’giang giống một thị tứ cấp huyện.

Thế nhưng, chỉ được một thời gian ngắn, khung cảnh tấp nập, sung túc đó trở nên vô cùng ảm đạm, não nề bởi hồ tiêu liên tục rớt giá, xuống dưới 50.000 đồng/lượng trước sự ngỡ ngàng của không ít người.

Cảnh sầm uất mua bán, hàng quán, khu vui chơi giải trí cũng chỉ còn trong tiềm thức. Các kiot cửa đóng then cài, nhà hàng, quán cắt tóc, gội đầu đóng cửa, trả mặt bằng.

Trong khi đó, các tỷ phú nông dân giàu nên nhanh chóng nay bỗng chốc trở thành trắng tay. Từ một xã giàu nhất tỉnh Đắk Nông, hiện nay, ở Nâm N’giang, tỷ lệ hộ nghèo vẫn khá cao. Ông Nguyễn Minh Sang, Bí thư xã Nâm N’giang cho hay, hiện khoảng 70% thanh niên trong xã đến độ tuổi lao động đã đi kiếm việc làm ở các thành phố lớn.

”Trùm” giang hồ hắc ám Trưởng ”Hàng” sống vương giả trong biệt thự trắng trăm tỷ

Có cuộc sống đế vương, sở hữu nhiều siêu xe bạc tỷ, lập công ty làm bình phong, Trưởng “Hàng” tập hợp hàng chục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN