Các dự án đình đám “đắp chiếu” gây lãng phí ở Tp.HCM - Bài 2: Những dự án 4 mặt tiền “làm xấu bộ mặt Thành phố”

2 dự án được cho là có vị trí đắc địa nhất, thuộc diện siêu hiếm hiện nay với 4 mặt tiền nhưng đang để cỏ dại mọc um tùm.

Dự án thứ nhất nằm trên tứ giác Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực - Lê Lợi nhưng đang bị bỏ hoang thời gian qua. Đó là toà tháp SJC có tổng diện tích hơn 3.800m2.

Năm 2005, UBND Tp.HCM đã chấp thuận chủ trương giao Công ty Vàng Bạc Đá quý Tp.HCM (SJC) thực hiện dự án với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, dự án không triển khai và chuyển về tay Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương. Bên cạnh đó, dự án cũng bị hạ độ cao từ 208m, xuống còn 199,8m vào năm 2019.

Nơi gọi là tháp SJC, có tổng diện tích hơn 3.800m2, góc chụp mặt đường Lê Lợi. 

Nơi gọi là tháp SJC, có tổng diện tích hơn 3.800m2, góc chụp mặt đường Lê Lợi. 

Kể từ khi phê duyệt cho đến sang chủ mới, dự án cũng chỉ là bãi đất trống, quây tôn và nhiều lần được sử dụng làm bãi giữ xe. Ghi nhận của PV Người Đưa Tin thời điểm này cho thấy, bên trong khu đất đang để trống, bỏ hoang.

Dự án không triển khai và chuyển về tay Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương.

Dự án không triển khai và chuyển về tay Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương.

Thời điểm còn làm Chủ tịch UBND Tp.HCM, ông Nguyễn Thành Phong gọi đây là một trong những “dự án bất động sản nằm ở trung tâm làm xấu bộ mặt Thành phố”.

Hiện chưa rõ đến bao giờ dự án sẽ được triển khai.

Cũng có vị trí đắc địa không kém tháp SJC, là khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng phường Bến Nghé (quận 1). Khu đất này có diện tích hơn 6.000m², với 4 mặt tiền là đường Hai Bà Trưng - Đông Du - Thi Sách - Công trường Mê Linh.

Ngoài là nơi để xe rác, còn là chỗ người dân "trưng dụng" làm nơi chứa đồ.

Ngoài là nơi để xe rác, còn là chỗ người dân "trưng dụng" làm nơi chứa đồ.

Hiện khu đất này đang quây tôn, bên trong bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Còn 4 mặt tiền cũng bị người dân “trưng dụng” làm điểm kinh doanh, bán hàng vỉa hè, làm bãi giữ xe. Lòng đường xung quanh là hàng loạt phương tiện ô tô đậu kín lối, làm chật cả không gian khu vực này.

Nhiều đoạn được làm bãi giữ xe.

Nhiều đoạn được làm bãi giữ xe.

Cũng như tòa tháp SJC, đây được xem là "khu đất kim cương", hiếm hoi còn sót lại khi có 4 mặt tiền và nằm tại khu vực trung tâm Thành phố này. Khu đất này là của Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng sử dụng đất tạm thời vào năm 2006.

Sau đó, SABECO xin chuyển mục đích sử dụng để đầu tư xây dựng cao ốc phức hợp 45 tầng, trong đó có khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, hội nghị và cao văn phòng cho thuê. Để thực hiện dự án này SABECO đã thành lập Công ty cổ phần bất động sản SABECO.

Dự án 4 mặt tiền nhưng từ năm 2006 cho đến nay, dự án đang “đắp chiếu”.

Dự án 4 mặt tiền nhưng từ năm 2006 cho đến nay, dự án đang “đắp chiếu”.

Tuy nhiên dự án vẫn” án binh bất động”. Đến năm 2015, SABECO thành lập Công ty cổ phần Đầu tư SABECO PEARL làm chủ đầu tư dự án, gồm cổ đông là SABECO và 3 công ty khác. Đồng thời, điều chỉnh mục tiêu đầu tư của dự án, trong đó có xây dựng Office-tel và căn hộ để bán.

Đến năm 2016, SABECO thoái vốn thông qua việc bán đấu giá cổ phần cho các cổ đông sáng lập, 3 cổ đông còn lại cũng thoái vốn, từ đó toàn bộ cổ phần của Công ty SABECO tại dự án này rơi vào tay “những đại gia bí ẩn”.  

Liên quan đến vi phạm về quản lý sử dụng đất tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, 5 cán bộ nguyên là lãnh đạo các Sở ngành ở Tp.HCM đã bị khởi tố để điều tra.

Và từ năm 2006 cho đến nay, dự án vẫn đang “đắp chiếu”.

Xem thêm: Các dự án đình đám “đắp chiếu” gây lãng phí ở Tp.HCM: Bài 1: Đất có giá hơn 1 tỷ/m2… đang bỏ hoang nhiều “mảnh to”

(còn nữa...)

Các dự án đình đám “đắp chiếu” gây lãng phí ở Tp.HCM

Hàng loạt dự án vì nhiều lý do khác nhau đang “đắp chiếu” tại Tp.HCM. Đáng chú ý, trong đó nhiều vị trí đất có giá lên tới trên 1 tỷ đồng/m2 cũng bỏ hoang.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Thanh Tùng ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN