Bà Phạm Thị Việt Nga sinh năm 1951 tại Cần Thơ, có bằng Dược sĩ, Tiến sĩ Kinh tế. Năm 14 tuổi, bà Nga đã tham gia kháng chiến. Dù đi lên từ chiến tranh nhưng bà điều hành doanh nghiệp vượt cả các doanh nhân giỏi thời bình. Kể từ khi gia nhập Dược Hậu Giang năm 1988, trên cương vị là giám đốc, bà Nga đã biến một xí nghiệp bên bờ vực phá sản thành công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt.
Năm 2013, bà là một trong hai nữ doanh nhân Việt Nam được Forbes vinh danh trong bảng xếp hạng 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Tháng 5/2014, bà rời vị trí Chủ tịch Dược Hậu Giang và đảm nhận lại chức Tổng Giám đốc công ty sau 2 năm trao cho bà Lê Minh Hồng.
Từ tháng 9/2017, bà Phạm Thị Việt Nga chính thức từ nhiệm khỏi vị trí Tổng Giám đốc và chỉ giữ vai trò thành viên Hội đồng quản trị. Bà được đánh giá là “linh hồn” của Dược Hậu Giang khi đưa doanh nghiệp này trở thành công ty dược hàng đầu Việt Nam và giành lại thị phần nội địa từ các hãng nước ngoài.
Ông Lê Phước Vũ sinh ngày 28-5-1963, quê quán Quảng Nam. Ông Vũ khởi nghiệp từ khá sớm và là một trong những doanh nhân không tốt nghiệp đại học. Năm 2001, ông Vũ thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen tại Bình Dương, vốn điều lệ khi đó là 30 tỷ đồng với 22 nhân viên. Ngành nghề kinh doanh chính là nhập khẩu, sản xuất tấm lợp kim loại, gỗ thiếp, nhựa...
Ngày 5/12/2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán với mã HSG. Vốn điều lệ ban đầu của Hoa Sen khoảng 570,4 tỷ đồng.
Trong bối cảnh khó khăn chung, mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo doanh thu của Hoa Sen sẽ đạt 7.077 tỷ đồng, giảm 58% trong quý 1 niên độ tài chính 2022-2023 (từ ngày 1.10.2022 đến ngày 31.12.2022) và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 982 tỉ đồng so với cùng kỳ lãi 638 tỉ đồng, tức giảm 1.620 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 tại Quảng Trị, là một trong những doanh nhân nổi danh từ các nước Đông Âu. Bản thân ông là một người theo lĩnh vực toán học và vật lý với học vị tiến sĩ Vật lý hạt nhân - Đại học Vật lý Ứng dụng - Viện Hàn lâm Khoa học - Belarus.
Theo Forbes, ông Quang từng kinh doanh hàng tiêu dùng tại Đông Âu (FMCG), bắt đầu sự nghiệp thông qua việc bán mỳ gói cho người Việt sinh sống tại đây và trở về nước thành lập Tập đoàn Masan, sau đó đầu tư vào Techcombank. Ông Quang là tỷ phú tự thân, có 3 người con.
Năm 2018, ông Nguyễn Đăng Quang đã được Bloomberg ghi nhận là 1 trong 2 tỷ phú USD mới của khu vực Đông Nam Á với tài sản khoảng 1,2 tỷ USD.
Tính đến thời điểm năm 2022, ông Nguyễn Đăng Quang là vị tỷ phú giàu thứ 6 Việt Nam, xếp thứ 1.594 thế giới với tổng tài sản 2 tỷ USD (theo Forbes). Ông từng học vật lý hạt nhân nhưng... đi buôn mỳ gói: "Nhiều người nhầm tưởng tôi có học vị Tiến sĩ chuyên ngành Marketing''.
Ông Đỗ Anh Tuấn sinh năm 1975 tại Thanh Hóa, ông tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông Tuấn được biết đến trên cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group). Năm 2016, ông Tuấn quyết định thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine, và đầu tư nhiều dự án bất động sản quy mô như Sunshine Center, Sunshine Garden, Sunshine City...
Năm 2022, ông được coi là ngôi sao sáng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự tăng trưởng nóng của các mã cổ phiểu SCG, SSH, KSF ngay khi vừa lên sàn đã nhanh chóng đưa tên tuổi doanh nhân Đỗ Anh Tuấn lần đầu lọt vào top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán và là doanh nhân Bất động sản giàu thứ 3 trên sàn.
Ông Nguyễn Tử Quảng sinh năm Ất Mão 1975, tại Thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Tử Quảng học khối phổ thông chuyên toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sau đó trở thành sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Năm 1995, Nguyễn Tử Quảng bắt đầu thực hiện các chương trình chống virus khi đang là sinh viên năm thứ ba Khoa công nghệ thông tin Tháng 12/2001, thành lập Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh mạng (Bkis) dưới sự bảo trợ của Đại học Bách khoa Hà Nội với chín thành viên khác, và trở thành giám đốc của Trung tâm này.
Năm 2003, ông được Tạp chí EChip phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ Công nghệ thông tin. Hiện, ông Nguyễn Tử Quảng là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của BKAV, thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, nguyên là Giảng viên của Viện Công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Shark Việt (tên thật Nguyễn Thanh Việt), sinh năm 1963 tại Hương Sơn, Hà Tĩnh. Hiện ông là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom).
Trước khi khởi nghiệp năm 40 tuổi, Shark Việt từng có 16 năm công tác tại Công ty Sông Đà, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng như: Giám đốc xí nghiệp, Phó Giám đốc và Giám đốc công ty...
Năm 2001, Shark Việt cộng tác với một người bạn thành lập Công ty Đầu tư và Phát triển Hà Nội Handico. Một năm sau, ông quyết định tách ra thành lập công ty riêng - Công ty Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng và y tế...
Điểm đặc biệt trong phương thức hoạt động của Intracom chính là văn hóa “Từ bi – Trí tuệ” được Shark Việt xây dựng dựa trên nền tảng của Phật giáo. Cuộc sống cũng như kinh doanh, con người không khinh ghét, không cạnh tranh thiếu lành mạnh mà che chở, tạo giá trị cho nhau để cùng đạt được mục đích là ấm no hạnh phúc. Nay, tập đoàn Intracom đã phát triển với hơn 1.000 nhân viên, doanh thu mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Doanh nhân Hoàng Việt Anh sinh năm 1975, từng tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1996. Doanh nhân Hoàng Việt Anh gia nhập FPT từ năm 1993 với vị trí lập trình viên từ khi còn là sinh viên.
Ông được nhìn nhận là thế hệ cao thủ “đời thứ hai ” của ngành ứng dụng FPT và là một trong những thành viên tham gia kiến thiết xây dựng và tăng trưởng FPT Software từ những ngày đầu xây dựng, CEO Hoàng Việt Anh đã đảm trách nhiều vị trí quan trọng tại công ty này như: giám đốc FPT Software Asia Pacific; giám đốc FSU1; phó tổng giám đốc kiêm giám đốc quản lý FPT Software rồi tổng giám đốc FPT Software (8/2015 ). Tháng 3/2018, ông được bổ nhiệm chức tổng giám đốc FPT Telecom (FOX ). Từ tháng 2/2021, ông Việt Anh được bầu giữ chức quản trị FPT Digital .
Vị doanh nhân này khẳng định, sau gần 30 năm gắn bó, tình yêu của ông với FPT vẫn là đầu tiên và duy nhất “Tôi vẫn thấy còn nhiều lửa đam mê và nhiệt huyết trong công việc hiện tại”.
Hiện tại, ông Việt Anh đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc FPT kiêm chủ tịch Công ty dịch vụ tư vấn chuyển đổi số FPT Digital.
Sinh năm 1987, tốt nghiệp Ðại học Birmingham – Anh Quốc, hiện bà Lê Hoàng Yến đang là tổng giám đốc Tập đoàn khách sạn Mường Thanh.
Trong 3 người con của ông Lê Thanh Thản, con gái đầu Lê Thị Hoàng Yến được biết đến như một cộng sự, cánh tay phải đắc lực của cha trong công việc. Cô cũng là người duy nhất trong 3 chị em thường xuyên xuất hiện trước truyền thông, sát cánh bên cha mình trong những thời điểm Mường Thanh trải qua biến cố.
Điều hành hệ thống gần 60 khách sạn thành viên, phủ sóng khắp các địa phương tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, với sức chứa hơn 10.000 phòng, tạo việc làm và môi trường phát triển cho hơn 10.000 lao động.... CEO Lê Hoàng Yến quan niệm, với một ngành dịch vụ đặc thù như khách sạn, con người là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ.
Tập đoàn này cho biết, chuỗi khách sạn của Mường Thanh hiện đóng góp vào ngân sách quốc gia hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Nguyễn Trung Tín, sinh năm 1987 - CEO Tập đoàn bất động sản Trung Thủy, được biết đến là người thừa kế tập đoàn Trung Thủy, và là gương mặt trẻ nằm trong danh sách 30 Under 30 Forbes Việt Nam năm 2015, anh từng được trực tiếp trò chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại mô hình Dreamplex do mình sáng lập.
Nguyễn Trung Tín đã đi qua hành trình “vượt sướng” của chính mình, dấn thân vào những trải nghiệm để ghi dấu trên thị trường bằng những sản phẩm và dự án “Unlocking Spaces”.
Nếu như TTG Holding là cái gốc do vợ chồng doanh nhân Dương Thanh Thủy gây dựng nên, thì co-working space Dreamplex hay những dự án nông nghiệp ở Củ Chi chính là dấu ấn của Nguyễn Trung Tín. Đến năm 2018, Dreamplex đã có 2 cơ sở, đang trong quá trình thực hiện cơ sở thứ 3 và thứ 4.
Mục tiêu của anh là phát triển lên thành 20 điểm, mỗi năm khoảng 4-5 cơ sở, và phát triển Dreamplex ở 2 thành phố lớn và các nước khác.
Lê Hoàng Uyên Vy sinh năm 1987, tốt nghiệp thủ khoa ngành Tài chính, trường Đại học Georgetown University. Cô từng là CEO dự án thương mại điện tử Adayroi.com của Vingroup, và cô cũng từng thành công với nhiều dự án khởi nghiệp và được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật châu Á (top 30 under 30).
Uyên Vy đã chia tay Vingroup để bắt đầu những dự định riêng của mình. Hiện tại cô đảm nhận vị trí General Partner (Đối tác Điều hành) của Quỹ ESP Capital. Quỹ ESP Capital được góp vốn bởi các cổ đông là người Việt Nam với quy mô 20 triệu USD.
Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực đa số nam giới nắm giữ vị trí lãnh đạo nhưng Vy lại không cảm thấy điều đó là trở ngại. Cô cho rằng phụ nữ ngày nay ngày càng tiến xa hơn trong lĩnh vực công nghệ và vũ trụ, không hề có rào cản nào về giới tính và nghề nghiệp trong tương lai, thậm chí những lãnh đạo nữ đôi khi còn mạnh mẽ và quyết liệt hơn.