Bà Thanh sinh ngày 25/12/1952 tại Tây Ninh, tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Karl Marx Stadt (Đức) 1982. bà Mai Thanh gia nhập REE với vị trí là một kỹ sư, sau đó bà đã trở thành lãnh đạo công ty này từ năm 1985.
Bà được xem là “hoa lạc giữa rừng gươm” trong một ban lãnh đạo có tới 16/17 người là nam giới và cũng là người phụ nữ duy nhất trong danh sách này.
Từ đó, bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã giúp REE thoát khỏi cảnh chật vật nhờ thương hiệu máy điều hòa Reetech. Đây cũng là công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2000.
Doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen) năm 2014.
Doanh nhân Đỗ Minh Phú sinh năm 1952 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội chuyên ngành vô tuyến điện tử.
Doanh nhân Đỗ Minh Phú là con thứ ba trong gia đình họ Đỗ, một điển hình kiểu mẫu của đại gia đình ba đời làm kinh doanh. Cha của ông, cụ Đỗ Thế Sử, được biết đến là một trong những người chứng minh khả năng kinh doanh xuất sắc thời đại trước.
Ông Đỗ Minh Phú được xem là một “hiện tượng” trong giới doanh nhân. Ông là người sáng lập Tập đoàn kinh doanh vàng bạc đá quý Doji Group. Ngoài ra, ông Phú còn là Chủ tịch của TPBank và có nhiều chức vụ quan trọng khác tại các công ty và tổ chức trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh.
Doanh nhân Đỗ Minh Phú còn đồng thời là nhà sáng lập thương hiệu Diana Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm khăn tã giấy, băng vệ sinh... với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Hiện tại, ông Đỗ Minh Phú là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Doji Group. Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng TPBank. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều chức vụ quan trọng khác trong các công ty và tổ chức liên quan.
Ông Đặng Thành Tâm sinh năm 1964 được sinh ra tại Hải Phòng, tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư Hàng hải (đại học Hàng Hải, Hải Phòng); cử nhân ngành quản trị kinh doanh và cử nhân luật.
Ông được biết đến là người tiên phong trong phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam. Tính đến nay, riêng KBC của ông Đặng Thành Tâm có 25 khu công nghiệp, với tổng diện tích 6.387ha đất công nghiệp và 1.263ha đất đô thị.
Năm 2023, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của ông Đặng Thành Tâm hưởng lợi từ dòng tiền tăng mạnh trong hoạt động kinh doanh bất động sản công nghiệp. Qua đó, KBC giảm nợ vay và xóa toàn bộ 2.400 tỷ đồng nợ trái phiếu ra khỏi sổ sách.
Ông Đặng Thành Tâm còn là Đại biểu Quốc hội khóa XIII, là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng CTCP Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC), CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT), thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Nam Việt và là một trong Top 10 người giàu nhất Việt Nam năm 2011.
Không chỉ tham gia điều hành kinh doanh, ông còn là thành viên hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, thành viên tư vấn cao cấp chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO của Chính phủ Việt Nam, chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt - Nhật; Chủ tịch câu lạc bộ CEO Việt Nam, Ủy viên ban chấp hành Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; thành viên tư vấn Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF),...
Ngoài ra, ông cũng là chủ tịch hội đồng quản trị trường đại học dân lập Hùng Vương. Ông đưa ra mô hình đại học không vụ lợi, với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao...
Ông Phạm Đình Đoàn sinh năm 1964, là người thành lập Công ty TNHH Phú Thái năm 1993, đồng thời là một trong những người khai phá và đặt nền móng cho mô hình bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.
Ông Phạm Đình Đoàn đưa Phú Thái từ một công ty nhỏ với chỉ hơn 10 thành viên, vươn lên trở thành tập đoàn phân phối bán lẻ lớn mạnh tại Việt Nam với gần 5.000 cán bộ, nhân viên, Tập đoàn đạt doanh số gần 10.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình 25%/năm.
Ngoài điều hành doanh nghiệp, ông Đoàn đồng thời là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Thành phố Hà Nội. Ông cũng được bầu cử lựa chọn là đại biểu HĐND TP. Hà Nội trong hai nhiệm kỳ liên tiếp là 2016-2021 và 2021-2026.
Bà Chu Thị Bình sinh năm 1964 tại Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp THPT, bà đã theo cậu mình vào miền Nam lập nghiệp. Trong khoảng thời gian này, bà phải làm công nhân thu mua tôm sau đó làm kế toán của một xí nghiệp Đông lạnh tại Cà Mau. Trong suốt quá trình làm việc ở miền Nam, bà Bình gặp và nên duyên vợ chồng với ông Lê Văn Quang - người sau này nhiều năm làm Chủ tịch Thủy sản Minh Phú.
Từ kinh nghiệm mà bà có được trong quá trình làm việc của mình, hai vợ chồng bà Chu Thị Bình - ông Lê Văn Quang thành lập doanh nghiệp Minh Phú với số vốn ban đầu là 120 triệu (năm 1992).
Năm 2026, bà Bình từng ghi danh đứng vị trí thứ 5 trong danh sách 100 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt và cũng là nữ doanh nhân đầu tiên đã sở hữu được danh hiệu này.
Được biết, vợ chồng “vua tôm” có tổng cộng 4 người con gái. Hiện cả 4 người con cũng đều đang nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu tại MPC.
Ông Nguyễn Đức Thụy sinh năm 1976, là một trong 7 người con của ông Nguyễn Xuân Thành -(“cha đẻ” của Tập đoàn Xuân Thành), đồng thời ông Thụy được xem là người kế nghiệp công ty gia đình.
Ông Thụy hiện giữ chức Chủ tịch của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (mã LPB) đồng thời là người sáng lập CTCP Thaiholdings (mã THD).
Năm 2007, bầu Thụy được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch Tập đoàn mẹ, tức Tập đoàn Xuân Thành (sau đổi tên thành Thaigroup). Với nền tảng tài chính dồi dào nhờ làm xi măng, bầu Thụy đã lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác nhau như bóng đá, bất động sản, chứng khoán, ngân hàng,...
Năm 2011, ông Thụy xếp vị trí thứ 193 với tài sản chứng khoán hơn 30,7 tỷ đồng.
Ông Thụy (với biệt danh Thụy đóng gạch) còn là người nổi tiếng với vai trò ông bầu của đội bóng là Sài Gòn Xuân Thành (giải vô địch quốc gia).
Đại gia Ninh Bình này cũng là người nổi tiếng chịu chơi với việc sở hữu nhiều xe sang đắt tiền như chiếc phantom đầu tiên tại Ninh Bình, 3 Rolls Royce Ghost và 1 Maybach 62s và các loại Mercedes S-Class, BMW 7-Series, Range Rover, Lexus Ls600hl, Lx570, X5 4.8...
Hiện, ông Thuỵ đang trực tiếp nắm giữ 2,41% cổ phần tại LPBank (hơn 61,62 triệu cổ phiếu LPB, tương đương giá trị 940 tỷ đồng).
Ông Nguyễn Xuân Thủy sinh năm 1988 - em trai của bầu Thụy cũng là một trong 3 người con có “quyền lực nhất” trong gia đình ông Nguyễn Xuân Thành. Ông Thủy được mọi người quan tâm từ sau khi trở thành Chủ tịch CLB Bóng đá Xi măng Xuân Thành Sài Gòn thay cho anh trai của mình, đồng thời trở thành ông bầu trẻ nhất làng bóng đá thời điểm đó.
Ông bầu trẻ tuổi sinh năm 1988 này, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Hà Nội. Không lâu sau khi nắm quyền Chủ tịch đội Xi măng Xuân Thành Sài Gòn, bầu Thủy cũng thể hiện độ chịu chơi của mình thông qua thú chơi xe sang tiền tỷ.
Được biết, ông bầu này điều hành mảng kinh doanh xi măng của nhà Xuân Thành, là người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc CTCP Xi măng Xuân Thành. Tuy nhiên, kể từ khi không tiếp tục làm bóng đá, ông Thủy dần kín tiếng với truyền thông.
Bà Đinh Thị Thúy sinh năm 1976 tại Hải Dương. Tốt nghiệp khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội năm 1998. Bà cũng theo học Thạc sĩ Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng, Học viện Tài chính.
Bà hiện đang điều hành Công ty cổ phần MISA với chức vụ Tổng Giám đốc.
Xuất thân từ kế toán và làm việc trong một công ty công nghệ, bà Thúy thừa nhận bản thân cảm thấy áp lực vì không có kiến thức chuyên sâu. Thế hệ 7X còn hạn chế về ngoại ngữ. Điều này buộc bà phải liên tục học hỏi.
Tính đến hiện tại, nữ CEO sinh năm 1976 có 25 năm gắn bó với Misa, công ty có lịch sử 29 năm. Bà Thúy đã hai nhiệm kỳ đảm nhận vai trò tổng giám đốc điều hành tại một trong những doanh nghiệp công nghệ thông tin tư nhân đời đầu của Việt Nam, và là một trong những nữ CEO công ty công nghệ hiếm hoi tại Việt Nam.
Ông Lương Trí Thìn sinh năm 1976 tại Thanh Hóa. Theo lời kể của vị doanh nhân, ông đã biết buôn bán từ năm 10 tuổi, khi mưu sinh ở cửa khẩu Lạng Sơn. Sau đó, trên những chuyến xe đường dài từ Bắc vào Nam, ông trở thành người buôn chuyên nghiệp đủ loại mặt hàng.
Nhờ những năm tháng bôn ba Bắc - Nam, trải qua nhiều nghề khác nhau, ông Thìn tích lũy được nhiều vốn kiến thức và kinh nghiệm sống.
Năm 1994, ông Thìn thâm nhập thị trường bất động sản bằng việc làm thuê cho một số văn phòng môi giới bất động sản. Sau 9 năm làm thuê, đến năm 2003, ông Thìn đã tách ra làm riêng với việc thành lập Công ty Đất Xanh chuyên về môi giới bất động sản.
Năm 2009, khi thị trường căn hộ ở TP HCM bước vào giai đoạn khó khăn, Đất Xanh đã thực hiện niêm yết cổ phiếu lên sàn để huy động vốn, chuyển sang làm chủ đầu tư dự án ở TP HCM.
Với 8 triệu cổ phiếu ban đầu, vốn điều lệ của Đất Xanh chỉ đạt 80 tỷ đồng. Tính đến hết quý 12/2023, ông Lương Trí Thìn đang sở hữu gần 105 triệu cổ phiếu, chiếm 17,15% vốn điều lệ.
Nguyễn Hà Linh sinh năm 1988 tại Hà Nội, đam mê kinh doanh từ nhỏ. Khi 16 tuổi, Hà Linh đã có ý tưởng bán các loại balo “hàng hiệu giá rẻ” cho các cửa hàng xung quanh khu vực trường học. Năm 19 tuổi, khi còn là sinh viên năm nhất đại học Hà Nội, Hà Linh đã thành lập trung tâm đào tạo chứng chỉ IELTS do người bản ngữ dạy. Sau đó, vì quá đam mê kinh doanh, cô đã chấp nhận dang dở việc học của mình.
Hiện, cô Hà Linh đang sở hữu hệ thống 7 cửa hàng đồ ăn nhanh chuyên về món tráng miệng Thái Lan và 4 quán cafe của hệ thống cà phê Cộng.
Với nhiều thành công trên con đường kinh doanh. Năm 2016, Hà Linh đã lọt vào Top “30 Under 30” ở Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn.
Năm 2020, CEO 8x mở rộng kinh doanh qua lĩnh vực cho thuê chuỗi Homestay/ Airbnb. Cũng từ đây, cô cùng các bạn lập group Nghiện Nhà. Group này hiện thu hút hơn 2.3 triệu thành viên yêu thích nhà cửa tham gia.
Hà Linh còn đóng góp rất nhiều cho cộng đồng khởi nghiệp trẻ Việt Nam. Nữ doanh nhân không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực F&B và kinh doanh Airbnb. Hiện tại cô đã kết hôn và có cô con gái nhỏ.