Đoàn Nguyên Đức sinh năm Nhâm Dần 1962, quê tại Bình Định và có biệt danh là "Bầu Đức". Ông là người Việt nổi tiếng như một ông bầu trong làng bóng đá và đồng thời cũng là một doanh nhân thành đạt qua thương hiệu nổi tiếng Hoàng Anh - Gia Lai.
Đoàn Nguyên Đức nổi tiếng là người đam mê bóng đá, và được giới truyền thông thể thao gọi là "bầu" Đức. Từ năm 2001, ông bỏ ra mỗi năm hơn 10 tỷ đồng đầu tư cho bóng đá, thành lập Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG đào tạo bóng đá trẻ.
Bản thân ông Đức cũng là một trong những doanh nhân giàu có nhất Việt Nam. Năm 2008 và 2009, ông Đức liên tiếp xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam. Năm 2012, ông xếp ở vị trí thứ hai sau ông Phạm Nhật Vượng với tổng tài sản 5.600 tỷ đồng.
Sau nhiều năm chìm nổi, khoảng 02 tháng trở lại đây cổ phiếu HAG tăng mạnh trở lại, từ mức 5.000 đồng/cp lên trên mệnh giá. Cổ phiếu HAG tăng mạnh giúp vốn hóa doanh nghiệp này lên gần 9.500 tỷ đồng và tài sản của Bầu Đức tăng thêm 1.600 tỷ đồng, lên gần 3.300 tỷ đồng.
Hiện Bầu Đức vẫn nằm ngoài top 50 người giàu trên sàn chứng khoán, tài sản của ông bằng chưa tới 1,4% so với người đứng đầu.
Sinh năm 1962 tại Hà Nội, ông Đỗ Quang Hiển là Kỹ sư Vật lý vô tuyến. Sau nhiều công việc liên quan đến kỹ sư, ông chuyển sang Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia, làm ở đây đến năm 31 tuổi rồi trở thành Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, một công ty hoạt động đa ngành, từ tài chính, bất động sản, thể thao, tài chính tới công nghiệp.
Ngoài cương vị là Chủ tịch T&T và SHB, ông Hiển còn là Chủ tịch HĐQT của rất nhiều công ty khác như Chứng khoán Sài gòn Hà Nội (SHS), Quản lý quỹ Đầu tư Sài Gòn Hà Nội (SHF), Thủy sản Bình An (Bianfishco), Bảo hiểm SHB - Vinacomin (SVIC), Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp SHB, Khai thác chế biến khoáng sản T&T Hà Giang… với giá trị tài sản hàng nghìn tỷ đồng.
Dành hơn 1 thập kỷ cho bóng đá, hiện tại, ông được xem là một trong những người có phần đóng góp lớn lao, đưa bóng đá Việt Nam đến đỉnh cao.
Ông Nguyễn Duy Hưng sinh năm 1962 tại Thanh Hóa, là doanh nhân nổi tiếng trong giới đầu tư, tài chính và SSI hiện là công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Việt Nam.
Ông là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN). Ông cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư NDH (NDHINVEST) và Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM).
SSI được thành lập năm 1999 với số vốn đăng ký 420.000 USD. Cho đến nay, SSI đã kiểm soát gần 1/5 ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam.
Tính đến ngày 10/1/2022, khối tài sản của ông lên tới 6.179 tỷ đồng nhờ sở hữu nhiều triệu cổ phiếu từ các công ty, tập đoàn lớn do ông làm chủ.
Được biết đến như một trong những người giàu nhất Việt Nam, tuy nhiên, tiểu sử về cuộc đời bà Hằng luôn là điều bí ẩn.
Phạm Thúy Hằng sinh năm 1974 tại Hà Nội. Bà có 2 người chị gồm Phạm Thu Hương – vợ của Phạm Nhật Vượng, Phạm Ngọc Linh. Chồng của bà là Nguyễn Quốc Thành, hiện đang giữ chức vụ thành viên trong hội đồng quản trị của tập đoàn VIC.
Lúc nhỏ, Phạm Thu Hương được học hành đầy đủ và bà tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ. Những năm đầu khi vợ chồng Phạm Thu Hương và Phạm Nhật Vượng về nước, bà đã sát cánh cùng Phạm Thu Hương và anh rể trong những ngày đầu tiên xây dựng tập đoàn.
Đằng sau thành công của tập đoàn VinGroup nói chung và thành công của Phạm Nhật Vượng nói riêng, công lao của vị nữ tướng Phạm Thúy Hằng không thể chối bỏ.
Chính nhờ sự hỗ trợ đó mà tập đoàn VIC đã có những bước phát triển thần tốc.
Kết thúc năm 2021, bà Phạm Thúy Hằng giữ vị trí số 13 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, là 11.599 tỷ đồng.
Có lẽ bà Hằng và chị gái là bà Phạm Thu Hương chọn cho mình cuộc sống kín tiếng bởi lẽ bà không muốn dư luận gây ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình mình. Chúng ta cũng nên tôn trọng những quyết định ấy của bà.
Bà Hà Thu Thanh được mệnh danh là “nữ tướng ngành kiểm toán”, sinh năm 1962 tại Hà Nội, tốt nghiệp đại học Tài chính – Kế toán ( nay là Học viện Tài chính Hà Nội). Sau khi ra trường, bà Thanh được phân công về thẳng Bộ tài chính công tác rồi điều chuyển sang làm việc tại Công ty Kiểm toán Việt Nam, lần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam.
Hơn 30 năm công tác, 23 năm làm nghề kiểm toán, 16 năm ở vị trí lãnh đạo cấp cao (CEO) của một công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu Việt Nam, đó là thành quả to lớn của “nữ tướng” Deloitte Việt Nam Hà Thu Thanh. Hiện, Công ty Tư vấn và Kiểm toán Deloitte Việt Nam (tiền thân là Công ty Kiểm toán Việt Nam - VACO) là một trong những công ty kiểm toán lớn nhất tại Việt Nam.
Bà Lê Thị Thu Thủy sinh năm 1974, quê tại Bình Định. Bà có bằng Cử nhân Kinh tế của Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội và bằng Thạc sĩ MBA của Trường Đại học Quốc tế Nhật Bản.
Nữ doanh nhân 7x này tham gia hoạt động tại Vingroup từ tháng 11/2008 với tư cách là Trưởng Ban Đầu tư của Tập đoàn, sau đó, được bổ nhiệm là Phó Chủ tịch HĐQT từ tháng 11/2011. Sau đó Lê Thị Thu Thủy được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup từ ngày 14/6/2012.
Bà đã có những đóng góp lớn khi trực tiếp thực hiện thành công nhiều thương vụ quan trọng với đối tác nước ngoài cho Tập đoàn: Phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế của Vincom vào năm 2009 và 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế của Vingroup 2012...
Cuối năm 2021, Tập đoàn Vingroup đã bổ nhiệm bà Lê Thị Thu Thủy - phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup làm tổng giám đốc VinFast toàn cầu. Theo Tập đoàn này, bà Thủy đồng thời vẫn làm phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup.
Lê Vĩnh Sơn là Chủ tịch HĐQT CTCP Quốc tế Sơn Hà. Ông là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty từ những năm đầu tiên. Được xem là người chèo lái đưa Sơn Hà phát triển mạnh mẽ trong hơn 10 năm qua.
Ngoài ra, Lê Vĩnh Sơn còn là chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Năng lượng Sơn Hà; Thành viên HĐQT CTCP Sơn Hà Sài Gòn; Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư và kinh doanh thương mại Vinaconex; Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng. Ông được bầu lại vào Hội đồng quản trị SHI ngày 27/4/2013.
Hiện, ông Sơn cũng là đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội khóa XV nhiệm kỳ 2016 – 2021; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam – Thành phố Hà Nội; Chủ tịch Chuyên đề Năng lượng sạch của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam. Tính đến 04/01/2022, ông Sơn nắm giữ 16,068,681 cổ phiếu SHI, giá trị 290.8 tỷ đồng.
Bà Chu Thị Thanh Hà sinh năm 1974, là Chủ tịch HĐQT FPT Telecom. Bà Hà được biết đến là lãnh đạo nữ cấp cao hiếm hoi tại FPT và giới công nghệ Việt Nam. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân, bà đầu quân cho FPT và gắn bó liên tục với tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam trong 23 năm qua.
Bằng nỗ lực và phấn đấu cá nhân, bà được bổ nhiệm qua nhiều vị trí lãnh đạo, và vào tháng 10/2012 bà được bầu làm chủ tịch FPT Telecom, công ty con quan trọng của tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam. FPT Telecom đang cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Công ty có hơn 7.000 nhân viên, có mặt tại 59 tỉnh thành và mở văn phòng đại diện tại Campuchia và Myanmar.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng sinh năm 1974, hiện là Tổng Giám đốc điều hành cho Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam. Trước khi gia nhập Quỹ đầu tư IDG Ventures, ông Hoàng đã từng là giám đốc điều hành cho công ty VITC tại khu vực châu Á, một công ty viễn thông Mỹ chuyên về IP và công nghệ.
Trong suốt thời gian ông làm việc tại VITC, công ty đã tăng trưởng nhanh có doanh thu đạt hơn 30 triệu đô la Mỹ hàng năm. Và trước khi làm việc cho VITC, ông Hoàng là cộng sự của Goldman Sachs Bank tại NewYork chuyên nghiên cứu về các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và phát triển phần mềm.
Ông Giản Tư Trung với giấc mơ... "xuất khẩu giám đốc".
Ông Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED).
Ông Giản Tư Trung sinh năm 1974 tại Nghệ An, học cấp III tại Nha Trang, học ĐH Kinh tế và ĐH Luật tại TP.Hồ Chí Minh. Ông Trung khởi sự kinh doanh bằng thành lập Cơ sở Nhựa Chợ Lớn, từng làm việc cho 3 trong số 4 tập đoàn tư vấn lớn nhất thế giới là KPMG, PwC và DTT.
Rời các tập đoàn lớn, ông Trung làm việc tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại Hà Nội, rồi đứng đầu một công ty kiểm toán. Sau nhiều năm học tập và tích lũy kinh nghiệm ở trong và ngoài nước, ông cùng một số người thành lập Tổ hợp Giáo dục PACE và giữ nhiệm vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) là một tổ chức nghiên cứu độc lập và phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Quan niệm “nghĩ như voi, làm như kiến” đã khiến Giám đốc Giản Tư Trung vừa có được tầm nhìn xa trông rộng về mọi vấn đề, vừa không bao giờ bị bước hụt chân. Kiên trì đi từng bước chậm rãi, tha từng chút “mồi” về “tổ”, con kiến lửa Giản Tư Trung đã dần dần hiện thực hoá giấc mơ ngông xuất khẩu giám đốc từ Trường đào tạo doanh nhân PACE.