Những "bóng hồng" khiến Shark Phú “nhìn là muốn đầu tư” giờ ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từng được Shark Phú lựa chọn đầu tư ngay từ cái nhìn đầu tiên, dự án startup của các nữ CEO đang hoạt động ra sao?

Shark Nguyễn Xuân Phú đang khiến dân mạng tranh cãi dữ dội với phát ngôn trước màn gọi vốn của Nguyễn Thị Thu Hằng (người đồng sáng lập Wiibike) trong chương trình Shark Tank Việt Nam: "Anh không quan tâm đến sản phẩm mà quan tâm đến mỗi em".

Sau khi lên sóng, chương trình nhận nhiều chỉ trích xoay quanh phát ngôn của shark Phú. Đa số ý kiến cho rằng, phát ngôn của nhà đầu tư dành cho nữ doanh nhân là thiếu tôn trọng khi cho rằng việc đầu tư chỉ dựa vào nhan sắc.

Dự án Ohana của “kiều nữ ngây thơ”

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Shark Phú “thả thính” trên sóng truyền hình. Cách đây gần 3 năm, nữ CEO xinh đẹp Cathy Thảo Trần (tên thật là Trần Phan Thanh Thảo, 26 tuổi) trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 2 cũng gặp phải tình huống tương tự.

Thanh Thảo đại diện ứng dụng tìm phòng trọ Ohana đến kêu gọi số vốn 3,5 tỷ đồng đổi lấy 10% cổ phần. Dự án mà cô gọi vốn là ứng dụng tìm nhà trọ Ohana chạy trên nền tảng di động và web, kết nối người đi thuê nhà và chủ nhà cho thuê. Tuy nhiên dự án của nữ CEO này không được đánh giá cao vì kế hoạch kinh doanh còn khá “ngây thơ” và có nhiều khả năng thất bại.

Ngay từ phút đầu tiên có mặt tại chương trình, Thanh Thảo đã khiến Shark Phú không ngần ngại dành lời khen: "Nhìn em là anh thích đầu tư rồi, thế nhưng mô hình kinh doanh này anh lại không muốn đầu tư. Anh khẳng định mô hình này sẽ thất bại, nhưng anh sẽ vẫn đầu tư vào em".

Cathy Thảo Trần được Shark Phú cam kết đầu tư dù khẳng định mô hình kinh doanh này sẽ thất bại

Cathy Thảo Trần được Shark Phú cam kết đầu tư dù khẳng định mô hình kinh doanh này sẽ thất bại

Dù màn “thả thính” của Shark Phú khá ngọt, nhưng cuối cùng nữ doanh nhân Cathy Thảo Trần vẫn nhận lời mời đầu tư từ ông Nguyễn Mạnh Dũng và ông Đặng Hồng Anh.

Theo tìm hiểu của PV, sau gần 3 năm ra mắt hiện Ohana đã cán mốc 300.000 người dùng cùng tốc độ tăng trưởng người dùng 25% mỗi tháng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 tới nay, website và fanpage của Ohana không có cập nhật mới (bài đăng mới nhất được đăng tải từ tháng 11/2020), Ohana khó nằm ngoài vùng ảnh hưởng của dịch bệnh như các hãng cho thuê nhà tương tự.

Đáng chú ý, theo phản ánh của một số khách hàng thời gian gần đây, khi liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ thuê phòng trọ cũng không nhận được phản hồi từ phía Ohana.

PV Người đưa tin Pháp luật đã liên hệ trực tiếp với CEO Trần Phan Thanh Thảo của Ohana nhưng không nhận được phản hồi.

Dự án ViralWorks của nữ CEO xinh đẹp

Trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 2, Lê Hồng Thảo Quyên với dự án ViralWorks đã gây ấn tượng mạnh và nhận được sự “săn đón” của các Shark.

Về mô hình kinh doanh, đây là dự án kết nối những người tạo ảnh hưởng trên truyền thông với các doanh nghiệp có nhu cầu làm influencer marketing.

Xuất hiện ngay trong tập đầu tiên, mô hình đầy tiềm năng cùng với phong cách trình bày thuyết phục của CEO Lê Hồng Thảo Quyên đã khiến cả 5 "cá mập" của chương trình đồng ý rót vốn.

Sau khi nghe nữ CEO trình bày, Shark Phú tuyên bố: "Anh không hiểu lắm, nhưng vẫn muốn mua em"

Sau khi nghe nữ CEO trình bày, Shark Phú tuyên bố: "Anh không hiểu lắm, nhưng vẫn muốn mua em"

Thậm chí, nữ doanh nhân xinh đẹp, tài năng này còn khiến Shark Phú phải tuyên bố: "Anh không hiểu lắm, nhưng vẫn muốn mua em". Và trên thực tế, ông là nhà đầu tư đưa ra lời đề nghị với mức định giá ViralWorks cao nhất. Tuy nhiên, sau cùng Quyên chọn về đội Shark Dũng với khoản đầu tư lên tới 300.000 USD, cao gấp 6 lần con số startup này đặt ra ban đầu.

Sau gần 3 năm kể từ khi lên sóng, ViralWorks ngày càng ít xuất hiện trên truyền thông. Cụ thể, fanpage chính thức của ViralWorks đã ngừng cập nhật thông tin từ thời điểm cuối tháng 8/2019. 

Theo tìm hiểu của PV, trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Viral Works là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, được thành lập từ 1/6/2018 với số vốn điều lệ đăng ký là 500 triệu đồng. Người đại diện theo pháp luật của Viral Works ngoài Lê Hồng Thảo Quyên, còn một cái tên nữa khá quen với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam là Hà Thị Tú Phượng - Founder kiêm CEO Metub Network.

Ban đầu, Thảo Quyên và Tú Phượng đều nắm 50% cổ phần ViralWorks, tương đương mức vốn góp là 250 triệu đồng mỗi người. Tuy nhiên theo số liệu cập nhập đăng ký thay đổi từ 5/6/2020, ViralWorks hiện có 3 cổ đông, trong đó hai đồng giám đốc là Thảo Quyên và Tú Phượng mỗi người chỉ nắm 0,05% cổ phần của công ty, tương đương với giá trị vốn góp 250.000 đồng. Công ty Metub Network đã "thâu tóm" ViralWorks bằng việc sở hữu 99,9% cổ phần, tương đương với giá trị vốn góp 499,5 triệu đồng.

Về hình hình kinh doanh, sau khi kêu gọi khoản đầu tư từ chương trình Shark Tank Việt Nam, năm 2018 ViralWorks ghi nhận doanh thu đạt 1,4 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 431 triệu đồng. Sang đến năm 2019, doanh thu tăng gấp 5 lần, đạt 7,3 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi khấu trừ chi phí, công ty vẫn ghi nhận khoản lỗ 646 triệu đồng. Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của Công ty TNHH Viral Works đạt gần 3,2 tỷ đồng.

Dịch Covid-19 hoành hành, quý tử nhà ”trùm vắc xin” đã giàu càng giàu

Đây là một trong những gia đình giàu nhất thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG LY ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN