Nhìn lại năm qua: Kinh tế toàn cầu bầm dập, điêu đứng
2019 là năm của căng thẳng thương mại và suy thoái sản xuất, kéo theo tăng trưởng yếu nhất trong vòng một thập kỷ.
Nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng “thảm bại” khi bắt đầu bước sang năm 2020, sau khi bị vùi dập trong căng thẳng thương mại và suy thoái sản xuất, kéo theo sự tăng trưởng đến mức yếu nhất trong một thập kỷ.
Hầu hết các nền kinh tế lớn hoạt động kém hiệu quả trong năm 2019 so với dự báo, có lẽ không ngạc nhiên trong bối cảnh bất ổn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đè nặng lên các nhà đầu tư, cùng sự sụt giảm lớn trong ngành công nghiệp xe hơi Đức.
Tăng trưởng chậm, không đạt mục tiêu ban đầu
Tăng trưởng toàn cầu không đạt kỳ vọng, đặc biệt là đối với các nền kinh tế lớn (nguồn: Bloomberg)
Bước vào năm 2019, có rất nhiều điều phải lo lắng, từ căng thẳng thương mại đến Brexit, cũng như thực tế là chu kỳ tăng trưởng có vẻ đang "hơi" dài so với thông thường. Một số nỗi sợ hãi tồi tệ nhất đã không xảy ra, nhưng tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn đã không như mong đợi.
Lãi suất ngân hàng thấp nhất trong 1 thập kỷ
Tăng trưởng về khối lượng thương mại toàn cầu đã đi đến ngõ cụt vào năm 2019(nguồn: Bloomberg)
Nền kinh tế toàn cầu dường như đang đi trên con đường một chiều - tất cả các lĩnh vực đều có thể dẫn đến suy thoái. Các ngân hàng trung ương một lần nữa phải ra tay với việc cắt giảm lãi suất và sử dụng các biện pháp kích thích kinh tế khác. Đối với một số người, khởi động lại hoạt động kích thích tăng trưởng có nghĩa là hành động đảo ngược sự tăng vọt của năm 2018.
Sản xuất gặp nhiều thất bại
Ngành công nghiệp sản xuất là trung tâm thể hiện rõ rệt dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, và điều đó đã tạo ra một vết sẹo sâu trong ngành thương mại, vốn đã giảm mạnh từ hai năm trước. Theo Cục phân tích chính sách kinh tế CPB Hà Lan, thương mại đã giảm so với cùng kỳ kể từ đầu quý 2/2019.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã tiếp tục tăng cao sau khi số liệu việc làm được công bố là duy trì ổn định, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu, giúp bù đắp mức đầu tư yếu hơn và phần nào bảo vệ nền kinh tế lớn nhất thế giới khỏi sự suy thoái toàn cầu.
Châu Âu, châu Á khó phát triển
Ở châu Âu, động cơ hùng mạnh một thời của nền kinh tế Đức đã nổ tung dưới sức nặng của nhu cầu toàn cầu suy yếu và biến động của ngành công nghiệp xe hơi, tạo ra sự sụt giảm lây lan ra toàn khu vực. Cho dù các biện pháp đối phó đã được cải thiện gần đây, các chuyên gia cho rằng khả năng cao là nền kinh tế châu Âu vẫn sẽ chùn bước thay vì phục hồi.
Câu chuyện của châu Á tương tự như Châu Âu về một số khía cạnh, một sự pha trộn giữa sự yếu kém toàn cầu và những rắc rối đặc thù của ngành. Thay vì ô tô, chính chất bán dẫn đã gây ra vấn đề cho các quốc gia như Hàn Quốc và Đài Loan, mặc dù một số số liệu gần đây cho thấy triển vọng được cải thiện. Thêm vào đó là sự chậm lại ở Trung Quốc, gây ra hậu quả trên toàn khu vực.
Và như vậy, triển vọng tăng trưởng năm 2020 cũng thấy được những dấu hiệu ổn định, điều này tốt nếu bạn muốn có cái nhìn lạc quan. Còn bi quan mà nói, có vẻ như giờ đây, thế giới đã chuyển sang giai đoạn tăng trưởng chậm chạp hơn nhiều.
Một nhiếp ảnh gia đã mất 25 năm để ghi lại cuộc sống xa hoa của giới nhà giàu, và đây là những gì cô có được.
Nguồn: [Link nguồn]