Nhìn đâu cũng thấy kho báu lấp lánh ở nơi nguy hiểm tăm tối ít ai ngờ

Tại khu mỏ nằm sâu dưới lòng đất, hàng ngàn tấn kim loại quý có giá trị đối với cả thị trường tài chính cũng như môi trường được dự trữ, nhưng đây cũng là nơi hàng ngàn công nhân ngày ngày đối mặt với nguy hiểm chết người.

Tại khu mỏ Khuseleka của công ty Sibanye Gold Ltd, mặt trời mọc cũng là lúc hàng ngàn người lao động bắt đầu cuộc hành trình đi xuống độ sâu gần 2 km dưới lòng đất tại khu vực Rustenburg, Nam Phi. Họ sẽ dành cả ngày đối mặt với hiểm nguy tối tăm trong lòng đất, khoan hàng tấn đá để tìm kiếm các kho báu kim loại quý như bạch kim, Palladi và rhodium – những chất liệu cần thiết cho các nhà sản xuất ô tô và các công ty công nghệ trên toàn thế giới.

Công nhân đi qua một thùng vật liệu nổ bên trong trục mỏ tại mỏ bạch kim Sibanye, Khuseleka. (Nguồn: Bloomberg)

Công nhân đi qua một thùng vật liệu nổ bên trong trục mỏ tại mỏ bạch kim Sibanye, Khuseleka. (Nguồn: Bloomberg)

Những kim loại mà các công ty khai thác được tại đây còn trở thành một phần quan trọng của thị trường tài chính, sở hữu khả năng tác động mạnh mẽ về giá cả hàng hóa toàn cầu cũng như biến động chứng khoán. Công việc của những thợ mỏ này không chỉ ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa kim loại và các ngành sản xuất, mà còn gây biến động tới thị trường tài chính và môi trường.

Nguồn sáng duy nhất từ mũ bảo hiểm giúp chiếu sáng mặt đá mà thợ mỏ đang khoan. (Nguồn: Bloomberg)

Nguồn sáng duy nhất từ mũ bảo hiểm giúp chiếu sáng mặt đá mà thợ mỏ đang khoan. (Nguồn: Bloomberg)

Thế giới của những người thợ mỏ hoàn toàn khác biệt với mọi công việc khác. Mỗi ca, có khoảng 2.900 công nhân tại Khuseleka chui xuống lòng đất từ 8 đến 10 tiếng. Mỏ hoạt động suốt ngày đêm và dường như không có một phút nào nghỉ ngơi trong cả năm. Hầu hết số công nhân là cư dân sống trong các thị trấn nằm dọc theo vành đai Nam Phi ở gần đó.

Những kim loại này thực sự là kho báu của công nghiệp hiện đại (Nguồn: Bloomberg)

Những kim loại này thực sự là kho báu của công nghiệp hiện đại (Nguồn: Bloomberg)

Johann Klein, người quản lý mỏ cho biết, những thách thức hậu cần của việc lấy quặng ra khỏi Khuseleka khiến cho toàn bộ quá trình trở nên khó khăn. Công nhân sử dụng máy cầm tay để khoan đá và khai thác quặng, được chở lên bề mặt bằng đầu máy và băng chuyền. Toàn bộ quá trình di chuyển quặng mất tới ba ngày.

An toàn lao động là một thách thức đang khiến các công ty đau đầu, Klein nói trong một cuộc phỏng vấn tại khu vực Khuseleka. Chỉ trong năm 2018, có tới 81 công nhân đã thiệt mạng tại các mỏ của Nam Phi. “Một đồng nghiệp của chúng tôi đã chết và chúng tôi rất đau lòng vì điều đó”, Klein nói.

Nam Phi là nước cung cấp kim loại nhóm bạch kim lớn nhất thế giới, được sử dụng để hạn chế khí thải trong các phương tiện chạy bằng xăng và dầu diesel. Palladi nói riêng là kim loại sở hữu nhu cầu cao và nguồn cung khan hiếm.

Khi giá cả tăng cao, Khuseleka là một trong những mỏ ở Nam Phi dồn hết sức lực và nhân công để nhận được nhiều lợi nhuận hơn. Chủ sở hữu Sibanye cho biết họ có kế hoạch bắt đầu trả cổ tức vào năm tới, miễn là hợp đồng lao động không bị gián đoạn. Các công đoàn khai thác địa phương cũng nhận thấy sự leo thang giá cả và cho rằng công nhân phải nhận được nhiều lợi nhuận hơn.

Phát hiện kho báu chục tỷ giấu trong chiếc đàn piano hơn 100 tuổi

Kho báu vàng được phát hiện khi những người chỉnh âm kiểm tra chiếc đàn cũ kĩ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN