Nhiều lao động mất việc gặp stress vì số dư tài khoản không đủ để duy trì cuộc sống

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Theo thống kê trong giai đoạn đầu năm nay, đã có hàng ngàn lao đông mất việc vì nền kinh tế có nhiều biến động, doanh nghiệp không nhận được đơn hàng nên buộc phải cắt giảm nhân sự. Vậy nên, đã có rất nhiều người lao động gặp khó khăn khi số dư tài khoản không đủ để duy trì cuộc sống trong thời gian chờ xin việc mới, dẫn đến stress nặng.

Theo nhà quản lý, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục bị cắt giảm có thể hết quý I, thậm chí quý II năm 2023.

Báo cáo tổng quan về tình hình lao động, việc làm, Vụ Thống kê Dân số và Lao động dự báo, trong thời gian tới, tình hình trong nước và thế giới tiếp tục có nhiều biến động khó lường.

Trong đó, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục bị cắt giảm có thể hết quý I, thậm chí quý II năm 2023 dẫn đến nhiều người lao động bị thiếu, mất việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống.

Thông tin về tình hình lao động, việc làm những tháng đầu năm 2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, tính từ tháng 9/2022 đến nay, bên cạnh các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, kinh doanh tốt, mở rộng sản xuất, tuyển dụng thêm lao động, đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương, đặc biệt là ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử gặp khó khăn, bị thiếu, cắt giảm đơn hàng. Từ đó, dẫn đến hàng trăm ngàn người lao động bị giảm giờ làm, thậm chí là mất việc làm.

Theo báo cáo mới nhất của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, tính từ tháng 9/2022 đến hết tháng 1/2023 đã có khoảng 1.300 doanh nghiệp (tại 50 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt, giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 546.835 người lao động.

Trong đó giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương là 491.212 người, chiếm 89,82% tổng số người bị ảnh hưởng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 7.000 người, chiếm 1,28%; chấm dứt hợp đồng lao động với 48.623 người, chiếm 9% tổng số người bị ảnh hưởng.

Nhiều lao động mất việc gặp stress vì số dư tài khoản không đủ để duy trì cuộc sống - 1

Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Huyền Trang (sinh năm 1993) ở quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội đang tỏ ra lo lắng vì vừa bị chấm dứt hợp đồng lao động với công ty hồi đầu tháng 3 vừa qua, do công ty gặp khó khăn về tài chính nên Trang nằm trong diện nhân sự bị cắt giảm, hiện chưa có việc mới nên đang phải chi tiêu hết sức tiết kiệm.

Dù đã nhiều năm làm việc ở TP. Hà Nội với mức thu nhập mỗi tháng khoảng 15 triệu đồng, nhưng không thể tiết kiệm được nhiều. Vì mỗi tháng phải trả tiền thuê nhà ở, chi phí đi lại, ăn uống và một số chi tiêu cá nhân khác nên số dư không đáng là bao.

Vậy nên, khi thất nghiệp Huyền Trang rơi vào tình trạng khó khăn, đặc biệt là vẫn phải chi tiêu hàng ngày phục vụ ăn uống, sinh hoạt phí xăng xe đi lại và tiền thuê trọ hàng tháng.

Chị Trang cho biết, sau khi thất nghiệp mỗi tháng ít cũng phải chi gần 10 triệu đồng, nếu không sớm xin được việc chắc chắn số tiền dư trong tài khoản không đủ để duy trì tiếp cuộc sống ở Hà Nội.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Thanh Tú (sinh năm 1996) là nhân viên của một tập đoàn kinh doanh bất động sản rất nổi tiếng ở TP.HCM, ra trường đi làm với mức lương khá ổn định, trước khi thất nghiệp mỗi tháng thu nhập khoảng 20 triệu đồng.

Mới đây công ty nơi chị Tú làm việc gặp khó khăn về tài chính nên đã cơ cấu lại lương giảm xuống chỉ còn 8 triệu đồng/tháng từ đầu năm 2023, nhưng đến tháng 2 doanh nghiệp nơi chị Tú làm việc thông báo cắt giảm nhân sự với số lượng lớn chỉ giữ lại một số ít, rất nhiều người nghỉ việc trong đó có chị Tú.

Đã 2 tháng trôi qua chị Tú bám trụ lại ở TP. HCM để tìm việc mới nhưng chưa có công việc phù hợp, tài chính cũng đã cạn kiệt chỉ vừa đủ duy trì được trong khoảng 1 tháng nữa, nếu không sớm có việc làm chắc chắn phải cầu cứu gia đình và người thân.

Chị Tú chia sẻ: “Không còn cách nào khác, nếu như không tìm được việc mới để đảm bảo cuộc sống, có thể phải rời thành phố về quê với bố mẹ một thời gian rồi tính tiếp”.

Nhiều lao động mất việc gặp stress vì số dư tài khoản không đủ để duy trì cuộc sống - 2

Nhiều lao động thất nghiệp gặp stress nặng vì lo không đủ tài chính duy trì (Ảnh minh họa)

Chị Tú cho biết, thu nhập của tôi trong những năm gần đây cũng khá ổn, mỗi tháng 20 triệu đồng, tuy nhiên mức sống ở TP.HCM khá đắt đỏ, tiền nhà, điện nước và vô số các khoản chi tiêu khác nên không dư nhiều, thời điểm nghỉ việc trong tài khoản dư khoảng gần 50 triệu đồng. “Tuy nhiên, hồi đầu tháng 3 vừa qua tôi phải nhập viện điều trị đau dạ dày, chi phí hết 20 triệu đồng, số tiền còn lại đến nay cũng đã sắp hết, nếu không sớm kiếm được việc thì rất khó để duy trì tiếp ở”, chị Tú nói.

Cũng như chị Tú, chị Phan Thị Thanh Xuân (sinh năm 1994), lên TP.HCM làm việc tại một trung tâm thương mại ở quận Tân Bình, công việc bán hàng mỹ phẩm tại một gian hàng. Nhưng hiện nay do tình hình kinh tế khó khăn, công ty phải tạm đóng cửa hàng, chị này bỗng nhiên thất nghiệp từ hồi đầu tháng 3 tới nay.

“Khi đi làm lương chỉ được khoảng 12 triệu đồng/tháng, nên số tiền tiết kiệm trong tài khoản khi nghỉ việc chỉ còn lại khoảng 20 triệu đồng, số tiền này rất khó để duy trì cuộc sống tại TP. HCM nếu như không tìm được việc mới sớm, rất có thể phải trở về quê để ăn bám gia đình”, chị Xuân bày tỏ.

Trong những năm gần đây do nhiều biến động của nền kinh tế, đã kéo theo đó là khó khăn chồng chất. Hiện trạng mất việc, thất nghiệp, hao hụt tài chính có lẽ là đòn đánh nhói lòng mà không một người lao động nào mong muốn gặp phải. Vấn đề này đã dẫn đến nhiều người lao động cảm thấy chán nản vì thất nghiệp, nên dẫn đến stress nặng sau khi mất việc vì áp lực tài chính.

Theo các chuyên gia, tài chính là một trong những khó khăn khiến người lao động chán nản nhất khi thất nghiệp. Rất khó có thể sống nếu thiếu tiền tiêu. Vì vậy, hãy nên lập cách quản lý chi tiêu của mình một cách khoa học nhất, không nên để hết tiền trước khi có việc mới. 

Việc quản lý tài chính hiệu quả là một cách vượt qua stress, đặc biệt trong khoảng thời gian khó khăn. Tâm trạng của mỗi người sẽ thoải mái hơn rất nhiều khi vẫn có thể duy trì được điều kiện sống đủ tốt với nguồn tiết kiệm trong những lúc khó khăn này.

Nguồn: [Link nguồn]

Lợi nhuận “khủng” từ kinh doanh quán nhậu, chủ quán tậu luôn 3 căn nhà tiền tỷ

Vận hành kinh doanh thế nào để mang đến lợi nhuận “khủng” là một bài toán không phải ai cũng làm được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhân Hà Phan ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN