Nhiều doanh nghiệp “đứng ngồi không yên” khi đồng USD tăng giá mạnh
Sự tăng vọt của đồng USD lên mức cao nhất trong 20 năm đang gây thiệt hại cho các doanh nghiệp có hoạt động toàn cầu
Đồng USD mạnh lên đã quét sạch hàng tỷ USD doanh thu quý II của các công ty Mỹ, khiến nhiều công ty cắt giảm dự báo phát triển của họ trong thời gian còn lại của năm 2022.
Danh sách các tập đoàn bị thiệt hại tăng lên từng ngày sau khi đồng tiền của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 20 năm vào tháng này, bao gồm IBM, Netflix, Johnson & Johnson và Philip Morris. Danh sách đó dự kiến càng dài hơn khi những gã khổng lồ của ngành công nghệ như Apple và Microsoft - những công ty tạo ra một phần đáng kể lợi nhuận kinh doanh từ các nước ngoài Hoa Kỳ - công bố kết quả hàng quý trong những ngày tới.
Cú sốc tiền tệ đã làm xáo trộn một giai đoạn thu nhập đang được nghiên cứu chặt chẽ để tìm các dấu hiệu của nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu, khi lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đè nặng lên nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng. Dữ liệu kinh tế đã báo hiệu sự suy giảm hoạt động, khi lạm phát cắt giảm sức chi tiêu thực tế của người tiêu dùng.
"Ngay cả khi đồng USD dừng tăng giá ở thời điểm này, thì đà mạnh lên mà chúng ta đã thấy trong 12 tháng qua sẽ đủ để khiến ước tính thu nhập tiếp tục bị hạ thấp vì những trở ngại ngoại hối," Max Kettner, chiến lược gia của HSBC cho biết.
Đồng USD đã mạnh lên khi Cục Dự trữ Liên bang, các nhà hoạch định chính sách ở Washington nhanh chóng tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt mức lạm phát cao nhất trong 40 năm. Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện một đợt tăng lãi suất lớn nữa trong tuần này và tiếp tục thắt chặt chính sách để hạn chế nhu cầu, nâng lãi suất lên cao hơn nhiều so với các đối tác của họ ở châu Âu và Nhật Bản. Lãi suất cao hơn thường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nhu cầu về tiền tệ.
Tuy nhiên đó là tin xấu đối với các công ty Mỹ hoạt động ở các thị trường nước ngoài. Đồng USD mạnh khiến doanh thu từ các thị trường bên ngoài Mỹ sụt giảm, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ nội địa. Không chỉ có vậy, đà suy giảm của kinh tế châu Âu cùng với lệnh phong tỏa ở Trung Quốc khiến lực cầu giảm mạnh.
Tuần trước, IBM cảnh báo đồng USD mạnh có thể khiến doanh thu năm 2022 giảm 3,5 tỷ USD, trong đó riêng quý II thiệt hại 900 triệu USD. Johnson & Johnson dự báo có thể thiệt hại 4 tỷ USD. Doanh thu quý II của Philip Morris và Netflix lần lượt thiệt hại 500 triệu USD và 339 triệu USD.
Ngân hàng Goldman Sachs ước tính có tới 59% doanh thu của các tập đoàn công nghệ có mặt trong chỉ số S&P 500 là đến từ bên ngoài Hoa Kỳ. Con số đó vượt xa mức trung bình của công ty giao dịch công khai vốn hóa lớn của Hoa Kỳ; Các nhóm S&P 500 nói chung đã kiếm được 29% trong số 14 tỷ USD doanh thu của họ vào năm 2021 ở nước ngoài.
Nguồn: [Link nguồn]
Thiệt hại từ đại dịch COVID-19 cộng với xung đột ở Nga – Ukraine đã đẩy giá nhiều mặt hàng, trong đó có dầu và ngũ cốc tăng vọt. Điều này làm tăng thêm sự suy thoái của...