Nhà sản xuất Shark Tank trả lời về con số rót vốn thực tế 21,3 tỉ đồng
Shark Tank vừa công bố mùa 5 lên sóng, lập tức bị "bỏng rẫy" khi mùa 4 các shark cam kết đầu tư 200 tỉ, thực tế rót vốn 21,3 tỉ đồng.
Shark Tank mùa 4 công chiếu tập cuối vào ngày 15/8/2021, đến ngày 21/5/2022 gồm 1.200 hồ sơ đăng ký tham dự của Mùa 4 từ các startup – được xem là con số lớn nhất trong tất cả các mùa.
Được biết không chỉ có các Startup trên lãnh thổ Việt Nam đăng ký tham dự, Shark Tank mùa 4 còn thu hút sự tham gia các kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, bên cạnh đó còn có các Startup là người nước ngoài (quốc tịch Úc, Mỹ…) khởi nghiệp tại Việt Nam.
Nhà sản xuất Shark Tank Lê Hạnh
Tuy nhiên, theo như thống kê của bài báo này, kết thúc mùa 4, có tổng cộng 35 startup nhận được cam kết rót vốn từ 7 cá mập, với tổng số vốn rót cam kết hơn 200 tỷ đồng, nhưng cam kết thực rót có 21,3 tỉ đồng. Gồm 4 startup được rót vốn gồm Vua Cua (Shark Liên đầu tư 3,5 tỉ đồng cho 10%), Coolmate (Shark Bình đầu tư 500.000 đô la cho 10%), BluSaigon (Shark Việt đầu tư 4 tỉ đồng cho 32%), và AnHome (Shark Phú đầu tư 100.000 đô cho 40%), với tổng vốn thực rót hơn 21,3 tỷ đồng
Được hỏi về vấn đề này, Nhà sản xuất chương trình Shark Tank Lê Hạnh chỉ cười và đưa ra 3 ý kiến phản biện:
Giá trị của cái bắt tay trên sóng truyền hình
Theo format chương trình thì cái bắt tay giữa shark và startups trên TV là để bắt đầu tìm hiểu nhau, mà giới đầu tư gọi là “due dilligence” (thẩm định doanh nghiệp), nếu bạn nghĩ bắt tay là đưa tiền thì bạn đang lầm tưởng. Có được cái bắt tay của shark trên TV cũng là 1 phần thưởng đối với startup rồi. Báo chí đăng tin, nhân viên tự hào, đối tác chúc mừng, khách hàng tin tưởng… cũng như 1 chiến dịch marketing trên sóng, mất gì mà không bắt tay.
Thêm nữa, đời startup là gọi vốn không phải 1 vòng mà nhiều vòng, không có trường lớp nào bằng thực chiến. Sau mỗi cuộc thẩm định bạn sẽ có thêm trải nghiệm và “full fill” (lấp đầy) được “skill set” (kỹ năng) làm việc với nhà đầu tư.
Đừng lo ý tưởng dễ bị sao chép, vì dễ như vậy thì nó không đáng giá 1 dollar
Startup lên Shark Tank gọi vốn ở các giai đoạn thâm nhập thị trường (go to market), mở rộng tăng trưởng (scale-up, growth hack), không phải ở giai đoạn ủ mưu để sợ mất ý tưởng. Ở Shark Tank còn có các platform dành cho các startup ở vòng seeding lên pitch ý tưởng cho các mentor và shark, tránh đi sai đường lãng phí thanh xuân. Tôi nghĩ, ý tưởng mà dễ sao chép thì không đáng giá một dollar. Không nghĩ đến cái được chỉ sợ mất thì chỉ có khởi nghiệp trong bóng tối.
Vì sao shark mùa 4 rót tiền ít?
Số tiền đã giải ngân hơn 1 triệu usd cho 5 startup tuy ít hơn các mùa trước khoảng 43% so với TV deals nhưng cũng ko phải là quá ít. Ngay sau phát sóng mùa 4 là dịch, shark Liên vẫn vượt dịch đầu tư, nhưng không phải start up nào cũng cố gắng vượt dịch được như Vua Cua, Coolmate, cây bút Tả thiên thanh của BluSaigon là tiếp thu ý tưởng của Shark Việt. An Home thì đã dọn về toà nhà Sunhouse, ngoài tiền startup còn có được những giá trị khác từ shark mang lại. Tuy nhiên sau 3 mùa rót vốn, dường như các shark cũng thay đổi chiến thuật: Không đầu tư dàn trải mà chọn mặt gửi tiền.
Nhà sản xuất cũng nói thêm, cùng khu vực Đông Nam Á năm 2018, Shark Tank Úc cũng chỉ rót vốn cho 4 startups/27 TV Deals. Shark Tank Mỹ có tỷ lệ rót vốn cao nhất thế giới 47% đầu tư. Vậy nên, con số khoảng 43% cho một mùa không phải là con số nhỏ.
Cùng với việc mạnh tay chia tiền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp nơi Shark Hưng làm Phó chủ tịch cũng lên kế hoạch tăng vốn lên gấp đôi trong năm 2022.
Nguồn: [Link nguồn]