Nhà nước mất đứt hơn 25.000 tỷ đồng tiền thuế do không thể thu hồi

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tính đến ngày 30/6, tổng số tiền nợ thuế không thể thu hồi lên tới hơn 25.000 tỷ đồng do các đối tượng nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Hơn 25.000 tỷ đồng tiền thuế do không thể thu hồi. Ảnh minh họa

Hơn 25.000 tỷ đồng tiền thuế do không thể thu hồi. Ảnh minh họa

Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm 2021, Tổng cục Thuế cho biết, tính đến 30/6, tổng tiền nợ thuế mà ngành Thuế đang quản lý là 115.983 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không kể số tiền thuế nợ đang xử lý, đang trình cấp có thẩm quyền xóa nợ, miễn giảm, gia hạn, nộp dần tiền thuế và tiền thuế nợ đang khiếu nại, khiếu kiện thì tổng số tiền thuế nợ là 105.315 tỷ đồng.

Trong đó, tiền thuế nợ có khả năng thu là 80.037 tỷ đồng, bao gồm: các khoản nợ thuế, phí là 38.982 tỷ đồng; các khoản nợ liên quan đến đất là 21.063 tỷ đồng, tiền phạt và tiền chậm nộp phát sinh của nợ có khả năng thu là 19.992 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh; không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh là 25.278 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn ngành thuế cũng thực hiện công khai thông tin các trường hợp chây ỳ nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định của pháp luật; xử lý kiên quyết các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ, nợ thuế không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Có 62.666 trường hợp chây ỳ, nợ thuế không nộp tiền thuế đúng hạn với tổng số tiền thuế nợ là 67.620 tỷ đồng bị cơ quan ngành thuế "bêu tên".

Để thực hiện hiệu quả công tác thu hồi, xử lý nợ thuế năm 2021, Tổng cục Thuế chỉ đạo cục Thuế địa phương rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng người nộp thuế nợ thuế, lập danh sách các doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế theo từng nhóm nợ, nguyên nhân nợ.

Tập trung phân loại những người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và không bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng nợ thuế.

Có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế và áp dụng các biện pháp xử lý nợ phù hợp đối với từng nhóm nợ, khoản nợ, từng đối tượng nợ thuế, đảm bảo công bằng trong việc chấp hành pháp luật thuế…

Thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với các trường hợp phải cưỡng chế nợ thuế hoặc phải chuyển sang biện pháp tiếp theo để thu hồi kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước.

Nguồn: [Link nguồn]

Bi truy thu thuế hơn trăm tỷ đồng, C.P Việt Nam kinh doanh ra sao?

Là một trong những doanh nghiệp đầu ngành ở lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam cũng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN