Nhà đầu tư rút “núi” tiền khổng lồ ra khỏi Trung Quốc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Các nhà phân tích nhận định, lo ngại về các lệnh trừng phạt của Nga có thể làm giảm sức hút đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

Dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục chảy ra khỏi cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc khi nền kinh tế nước này suy giảm tăng trưởng nhanh chóng. Sự thay đổi lãi suất đã thúc đẩy các đối tác nước ngoài đầu tư sang các thị trường khác.

Theo dữ liệu từ China Central Depository & Clearing, việc nắm giữ trái phiếu Trung Quốc của các nhà đầu tư nước ngoài đã giảm trong tháng thứ bảy liên tiếp, tổng cộng 594 tỷ NDT (83 tỷ USD), xuống còn 3,48 nghìn tỷ NDT.

Nhà đầu tư rút “núi” tiền khổng lồ ra khỏi Trung Quốc - 1

Dòng chảy thị trường trái phiếu xảy ra khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị sụt giảm tăng trưởng đáng kể. Mark Reade, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về thu nhập cố định tại Mizuho Securities Asia, cho biết: “Một phần nguyên nhân là do những khó khăn cơ bản trong nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ rằng nguyên nhân lớn hơn gây ra đợt bán tháo này là động lực của nhà đầu tư thay đổi khi chênh lệch lợi suất tăng cao”.

Alicia Garcia-Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng về Châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, cho biết Trung Quốc đang đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế vì có dấu hiệu hỗ trợ quân sự cho Moscow. Đây là một trong những yếu tố đằng sau việc các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng rút chân ra khỏi Trung Quốc.

Việc nắm giữ trái phiếu Trung Quốc của các nhà đầu tư nước ngoài hầu như không bị gián đoạn nhờ Chương trình Kết nối Trái phiếu với thị trường Hong Kong kể từ năm 2017. Bên cạnh đó, việc bổ sung trái phiếu Trung Quốc vào các chỉ số được các nhà đầu tư tổ chức theo dõi từ năm 2019 cũng tạo thêm động lực tăng trưởng cho tài sản này.

Tuy nhiên, môi trường chính sách tiền tệ đã trải qua một sự thay đổi lớn kể từ đó. Với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tiếp tăng lãi suất, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã vượt lợi suất trái phiếu Chính phủ Trung Quốc kỳ hạn tương tự lần đầu tiên trong 12 năm vào tháng 4/2022.

Những lo ngại về địa chính trị có thể liên quan đến việc tỷ lệ nắm giữ nợ ở nước ngoài của các ngân hàng chính sách như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc giảm 25% so với mức đỉnh vào tháng Giêng. Đó là mức giảm mạnh hơn nhiều so với mức 8% của nợ chính phủ trong thời kỳ đó.

Cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc đại lục niêm yết tại Hong Kong cũng bị bán tháo tương tự. Cổ phiếu bị bán ròng 3 lần trong năm nay và trong tháng 9, tổng giá trị cổ phiếu bị bán ròng là 11.2 tỷ Nhân dân tệ. Nếu tính chung 9 tháng đầu năm nay, cổ phiếu Trung Quốc vẫn được mua ròng, nhưng giá trị mua ròng giảm 82%, xuống thấp nhất 6 năm ở 52,2 tỷ Nhân dân tệ.

Theo công ty nghiên cứu With Intelligence, các quỹ đầu tư tập trung vào cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận dòng vốn tháo chạy tăng lên 3,6 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, lớn nhất kể từ năm 2008.

Chỉ một ngành của Trung Quốc sụt giảm, cả thế giới liên tục chao đảo

Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác vốn dựa vào nước này để phát triển.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Nikkei) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN