Nhà đầu tư bắt đầu rụt rè với thị trường đất nền

Hai năm dịch bệnh, giá đất ở nhiều tỉnh bị đẩy lên quá cao trong “cơn sốt” đất, khiến mặt bằng giá không tương xứng với tiềm năng nên hiện tại, nhiều nhà đầu tư bắt đầu rụt rè hơn với thị trường đất nền.

Độ hơn tháng qua, ông K (47 tuổi), vốn là một môi giới đất nền quay sang làm xe ôm ở các điểm trả khách trên đường Láng Hòa Lạc (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông này cho biết, phần vì thị trường đất nền “sốt” rồi “hạ nhiệt” liên tục, phần vì chính quyền liên tục siết phân lô, bán nền, phanh tín dụng bất động sản và phần vì là tháng cô hồn nên nhà đầu tư rụt rè hơn và ít đi thăm dò, tìm kiếm đất nền hơn.

Đại diện Batdongsan.com.vn cho biết, đất nền một số khu vực từng là tâm điểm các cơn “sốt nóng” như Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Gia Lâm,… đang ghi nhận sự sụt giảm mạnh về số người tìm kiếm, quan tâm.

Trong khi đó, đất nền Thạch Thất giá rao bán tăng 17% nhưng lượng quan tâm và tìm kiếm giảm 2% so với năm 2021, tại Quốc Oai giá đất tăng 20% nhưng mức độ quan tâm giảm 24%; đất nền Đông Anh giá tăng 31% nhưng mức độ quan tâm giảm 29%. Giá chào bán đất nền Gia Lâm tăng 27% nhưng mức độ quan tâm giảm 20%.

Với các thị trường giáp ranh Hà Nội, Batdongsan.com.vn cũng ghi nhận kịch bản tương tự. Đơn cử như đất nền Bắc Ninh giá tăng 9% nhưng mức độ quan tâm giảm 20%, đất nền Hưng Yên giá tăng 8% nhưng mức độ quan tâm giảm 17%, đất nền Hưng Yên giá tăng 8% nhưng mức độ quan tâm giảm 17%.

2 năm dịch bệnh, giá đất ở nhiều tỉnh bị đẩy lên quá cao trong “cơn sốt” đất, khiến mặt bằng giá không tương xứng với tiềm năng nên hiện tại, nhiều nhà đầu tư bắt đầu rụt rè hơn với thị trường đất nền. (Ảnh: Lộc Liên)

2 năm dịch bệnh, giá đất ở nhiều tỉnh bị đẩy lên quá cao trong “cơn sốt” đất, khiến mặt bằng giá không tương xứng với tiềm năng nên hiện tại, nhiều nhà đầu tư bắt đầu rụt rè hơn với thị trường đất nền. (Ảnh: Lộc Liên)

Cá biệt, ghi nhận tại Bắc Giang, PV nhận thấy, đất nền ở một số khu đô thị mới ở TP Bắc Giang từng được rao bán ở mức 25 - 30 triệu đồng/m2, thì nay môi giới hạ xuống còn 15 - 20 triệu đồng/m2. Đất nền ở các khu dân cư tại huyện Lục Nam thì tình trạng rớt giá sâu hơn, có nơi giảm từ 10 - 12 triệu đồng/m2, so với cùng kỳ năm 2021.

Tại thị trường phía nam, báo cáo mới nhất của DKRA Việt Nam chỉ ra, trong tháng 7 vừa qua, thị trường TP HCM và vùng phụ cận ghi nhận 857 sản phẩm đất nền mới đến từ 6 dự án. Nguồn cung tăng khoảng 49% so với tháng trước nhưng vẫn còn khá thấp so với giai đoạn trước năm 2020.

Đáng chú ý, chỉ có 410 nền được tiêu thụ, cho thấy sức cầu chung toàn thị trường dừng ở mức 48%. Tỷ lệ tiêu thụ giảm đáng kể so với các tháng trước đó: giảm 6% so với tháng 6 và giảm 26% so với tháng 5.

Về giá bán, giá sơ cấp đất nền tại Long An dao động từ 15,6 - 31,9 triệu đồng/m2, tại Đồng Nai dao động từ 16,5 - 49,7 triệu đồng/m2, tại Bình Dương dao động từ 16,8 - 25 triệu đồng/m2.

Giá bán thứ cấp tăng phổ biến từ 7 - 11% so với cuối năm trước. Tuy nhiên thanh khoản trên thị trường thứ cấp đã sụt giảm, kể cả với những dự án đã có sổ từng nền. DKRA cho rằng nguyên nhân phần lớn đến từ động thái tăng cường kiểm soát tín dụng.

Dự báo trong những tháng tiếp theo, nguồn cung và lượng tiêu thụ sẽ tiếp tục giảm.

Nhận định về tình trạng này, nhiều nhà đầu tư và môi giới cho rằng, 2 năm dịch bệnh, giá đất ở nhiều tỉnh bị đẩy lên quá cao trong “cơn sốt” đất, khiến mặt bằng giá không tương xứng với tiềm năng, thậm chí có khu vực đất nông thôn bị đẩy giá tăng 200 – 300%. Bên cạnh đó, khi xã hội trở lại trạng thái bình thường, các ngành nghề khác hoạt động trở lại, người ta nhận thấy đầu tư đất nền ở mức giá “ảo” quá rủi ro, nên bắt đầu thanh khoản, chuyển hướng đầu tư.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà gạch gác lửng ở nông thôn ”chiếm sóng” trên báo Mỹ

Căn nhà có vẻ ngoài truyền thống với gạch mộc, mái dốc, nhưng nội thất lại khá hiện đại, tiện nghi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lập Đông ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN