Nguyên nhân nào khiến vàng nhẫn tăng giá phi mã, liên tiếp phá kỷ lục?

Giá vàng nhẫn sáng 8/4 đã vượt xa mốc cao chưa từng có là 75 triệu đồng/lượng, nguyên nhân do đâu?

Tạp chí Kinh tế Việt Nam dẫn thông tin từ hãng tin Bloomberg cho biết, các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm đưa ra câu trả lời rất khác nhau về việc nhân tố nào đưa giá vàng lên đỉnh cao lịch sử. Liệu đó là một ngân hàng trung ương lo lắng về khả năng đồng USD có thể được sử dụng như một vũ khí kinh tế? Là các quỹ đầu cơ đặt cược rằng Fed sắp xoay trục sang nới lỏng? Hay một đội quân các nhà giao dịch thuật toán đổ xô vào vàng chỉ vì vàng đang tăng giá? Lạm phát dai dẳng hay mối lo về một cuộc hạ cánh cứng? Đồng tiền suy yếu? Các cuộc bầu cử sắp diễn ra? Hay tất cả những yếu tố này?

Giá vàng nhẫn liên tục thiết lập kỷ lục mới.

Giá vàng nhẫn liên tục thiết lập kỷ lục mới.

Những cú bứt phá có vẻ bí ẩn của giá vàng đã thôi thúc các chuyên gia tìm hiêu sâu hơn về giao dịch vàng trên toàn cầu, từ thị trường giao dịch hàng hoá tương lai (futures) và quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) từ New York tới Thượng Hải, cho đến giao dịch trực tiếp tại quầy ở London và hàng hà sa số các nhà giao dịch mua bán vàng miếng, tiền xu vàng và trang sức vàng ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Theo báo VTC News, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, giá vàng nhẫn nói riêng và giá vàng nói chung tại Việt Nam tăng mạnh thời gian gần đây đầu tiên là do tác động của việc giá vàng thế giới liên tục lập kỷ lục đắt nhất lịch sử. 

Ngoài ra, dù rằng vàng nhẫn không thuộc hàng độc quyền, trên thị trường xuất hiện rất nhiều thương hiệu khác nhau nhưng giá vẫn ngày càng đắt đỏ là do giá nguyên liệu tăng lên, đồng thời nguồn nguyên liệu đầu vào chưa đáp ứng đủ nhu cầu do các doanh nghiệp chưa được nhập khẩu vàng.

Ông Hiếu nhấn mạnh, nếu không tăng nguồn cung nguyên liệu sản xuất vàng, giá vàng nhẫn sẽ còn tăng nữa.

Đồng quan điểm, theo ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), tình trạng thiếu nguồn cung vàng nguyên liệu để chế tác nữ trang và mỹ nghệ đã được VGTA cảnh báo từ nửa cuối năm ngoái.

Doanh nghiệp trong nước có hai cách để sản xuất vàng nữ trang và mỹ nghệ, trong đó có nhẫn tròn trơn. Đó là mua lại vàng theo hóa đơn bán ra của các doanh nghiệp hoặc mua theo hóa đơn của doanh nghiệp khai thác. Thứ hai là mua vàng theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn hay còn gọi vàng trôi nổi.

Trong chục năm qua, kể từ khi thực hiện Nghị định 24, doanh nghiệp không được cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. Do đó, thu mua vàng trên thị trường là nguồn duy nhất để doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.

Nhưng nay doanh nghiệp cũng lo ngại rủi ro pháp lý khi các vụ công an bắt vàng lậu ngày càng nhiều nên họ phải thận trọng hơn khi mua vàng nguyên liệu. Chi phí mua nguyên liệu vì thế cũng đắt hơn.

Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, tình trạng vàng nhẫn tăng liên tục thời gian gần đây là do lượng người mua tăng đột biến.

Giá vàng nhẫn đang rẻ hơn rất nhiều so với giá vàng miếng. Cùng hàm lượng như nhau song nhẫn tròn trơn không được "gắn mác" độc quyền bởi nhà nước, thông qua thương hiệu SJC như vàng miếng. Điều này dẫn đến sự chênh lệch gần chục triệu đồng giữa mỗi lượng nhẫn tròn trơn và vàng miếng SJC.

Chênh lệch càng cao sẽ tương ứng với rủi ro càng lớn khi thị trường đảo chiều. Vì thế sức hấp dẫn của vàng nhẫn với người mua lớn hơn. "Lượng người mua lớn sẽ khiến giá ngày càng tăng cao", ông Thịnh nói.

Đặc biệt, theo chuyên gia, hiện tâm lý người mua đang bị ảnh hưởng bởi những đề xuất sửa đổi liên quan đến chính sách điều hành, quản lý thị trường (Nghị định 24) đối với vàng miếng. 

Một nguyên nhân nữa theo ông Huỳnh Trung Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, đó là việc kinh doanh vàng nhẫn trơn mang về biên lợi nhuận thấp hơn so với các mặt hàng nữ trang khác có tiền gia công. Vì thế, nhẫn tròn trơn không phải là mặt hàng được ưu tiên đẩy mạnh kinh doanh khi nguồn nguyên liệu hạn chế. Điều này khiến vàng nhẫn có nguồn cung ít hơn, trong khi nguồn cầu cao đột biến thì giá tăng mạnh cũng là dễ hiểu.

Theo báo VnExpress, tính đến 10h30 ngày 8/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn 72,7 - 74,1 triệu đồng/lượng, tăng 850.000 đồng chiều mua và 950.000 đồng chiều bán ra so với cuối tuần trước.

Tại Bảo Tín Minh Châu, loại vàng này thậm chí vượt 75 triệu đồng/lượng. Chiều mua vào được doanh nghiệp này nâng lên hơn 73,8 triệu, còn giá bán ra lên 75,2 triệu đồng.

Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI cũng báo vàng 24K ở 74 - 75,4 triệu đồng/lượng, tăng gần 1 triệu đồng mỗi chiều so với cuối tuần trước.

Trong khi đó, vàng miếng SJC ghi nhận diễn biến ảm đạm, trái ngược với xu hướng đi lên của vàng nhẫn và thế giới. Sáng nay, SJC tăng 300.000 đồng chiều mua vào, lên 79,7 triệu đồng, trong khi giảm 100.000 đồng ở chiều bán, xuống 81,7 triệu đồng. Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI giữ nguyên chiều mua vào 79 triệu đồng và giảm giá bán ra xuống 81,6 triệu.

Đà tăng nhanh của vàng nhẫn khiến khoảng cách giữa mặt hàng này với vàng miếng SJC ngày càng thu hẹp. Hiện, mỗi lượng vàng nhẫn kém 7,6 triệu đồng so với vàng miếng.

Giá vàng thế giới tiếp tục thiết lập mức giá cao nhất mọi thời đại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo V.A  ([Tên nguồn])
Giá vàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN