Người thành công làm gì khi gần hết sạch tiền trong túi?

Tờ CNBC đã đặt câu hỏi cho những nhà lãnh đạo và cố vấn kinh doanh nổi tiếng rằng họ sẽ làm gì nếu gần cạn kiệt tiền trong người.

1. “Tôi sẽ làm tiếp thị kỹ thuật số”

Người thành công làm gì khi gần hết sạch tiền trong túi? - 1

Theo chia sẻ của Nhà đồng sáng lập Emily Current và Giám đốc sáng tạo Meritt Elliott của hãng thời trang nổi tiếng Emily+Meritt: “Chúng tôi sẽ dành những đồng USD cuối cùng cho hoạt động tiếp thị kỹ thuật số. Instagram có giá trị và dễ tiếp cận hơn so với bất kỳ cửa hàng bán lẻ nào trên Đại lộ Madison hoặc Rodeo Drive”.

Tiếp thị kỹ thuật số giúp nhãn hàng tương tác với khách hàng thuận lợi bằng nhiều cách thức từ thông điệp, hình ảnh đến chương trình khuyến mại và hơn thế nữa.

2. “Tôi sẽ tiết kiệm cho quỹ hưu trí”

Người thành công làm gì khi gần hết sạch tiền trong túi? - 2

“Nhiệm vụ kinh doanh của tôi là giúp người Mỹ tiết kiệm được một quỹ hưu trí an toàn và chắc chắn. Tôi sẽ cảm thấy hối hận nếu không làm điều tương tự cho bản thân và gia đình. Tôi sẽ bỏ vào quỹ hưu trí với số tiền cuối cùng còn lại.

Tôi tiết kiệm không chỉ cho những lúc khó khăn mà cả những ngày thuận lợi. Nghỉ hưu không phải là kết thúc - nó chỉ là khởi đầu. Nghỉ hưu không có có nghĩa là tôi ngừng làm việc hay ngừng tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình.

Tiết kiệm trong thời gian dài giúp tận hưởng ưu điểm của lãi kép. Vì vậy, trong khi tôi tiếp tục làm việc cho người khác thì tiền tiết kiệm tích lũy sẽ làm việc cho tôi”, Tom Zgainer, Nhà sáng lập kiêm CEO của Quỹ hưu trí nổi tiếng nước Mỹ America’s Best 401K cho biết.

3. “Tôi giữ lại số tiền đó”

Người thành công làm gì khi gần hết sạch tiền trong túi? - 3

“Lời khuyên đầu tiên của tôi là đừng tiêu sạch tiền của mình. Khi phát triển kinh doanh, tôi và chồng rất tập trung vào doanh thu và lợi nhuận vì tin rằng đó là chìa khóa của thành công.

Nhưng nếu tôi chỉ còn lại số tiền đến vài đô la cuối cùng, tôi sẽ không tiêu chúng. Cá nhân tôi đi ra ngoài và cố gắng thúc đẩy doanh số và tăng doanh thu. Tăng trưởng doanh thu sẽ giải quyết được khó khăn”, theo Marla Beck, đồng sáng lập và CEO của Bluemercury, công ty được mua lại bởi Macy với giá 210 triệu USD.

4. “Tôi mua một bộ vest đẹp”

Người thành công làm gì khi gần hết sạch tiền trong túi? - 4

“Khi bắt đầu khởi nghiệp và trở nên nghiêm túc với nghề nghiệp của mình, tôi đã mua một bộ vest đẹp. Tôi nhận thấy rằng khi tôi ăn mặc đẹp, tôi có uy tín ngay lập tức với mọi người tôi gặp và bản thân tôi. Tôi cảm thấy tự tin trong mỗi cuộc hẹn.

Judith Rasband từng nói: 'Cách chúng ta ăn mặc ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cách chúng ta cảm nhận, cách chúng ta hành động và cách người khác phản ứng với chúng ta.'

Trong khi nhiều người có thể nghĩ rằng điều này hời hợt hoặc không quan trọng, nhưng thật sự không nên bỏ qua việc trông diện mạo bạn ra sao. Ăn vận để thành công. Nó khiến mọi người tin tưởng để làm ăn với bạn. Và điều đó tạo ra sự khác biệt”, theo Peter Hernandez, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Teles Properties.

5. “Tôi đầu tư vào bất động sản”

Người thành công làm gì khi gần hết sạch tiền trong túi? - 5

“Nếu tôi còn lại vài đô la cuối cùng, tôi sẽ đầu tư vào đất đai hoặc tài sản mang lại thu nhập để ổn định tài chính. Tôi sẽ chọn bất động sản có tiềm năng cao. Sau đó, tôi sẽ thuê nó, sử dụng thu nhập đó để trả các nghĩa vụ tài chính và tiết kiệm phần còn lại hoặc tái đầu tư.

Cái hay của bất động sản là bạn không phải bỏ tiền ra để đầu tư vào đó. Bạn có thể thuê, tìm một đối tác có nguồn tài chính, gây quỹ tư nhân, v.v.

Khi bạn thiếu tiền, bạn nên tối đa hóa giá trị của chút tiền còn lại. Khi bạn đặt mục tiêu, bao quanh bản thân với sự tích cực và hình dung thành công của bạn, một đồng đô la cũng có thể tạo ra tất cả sự khác biệt”, Andres Pira, Nhà đồng sáng lập kiêm CEO Blue Horizon Developments cho lời khuyên.

6. “Tôi dành để quảng cáo trên Facebook”

Người thành công làm gì khi gần hết sạch tiền trong túi? - 6

“Trong năm năm qua, không có kênh quảng cáo nào mang lại lợi tức đầu tư tốt hơn hoặc nhất quán hơn Facebook. Với tính năng nhắm vào mục tiêu cụ thể của họ, chúng tôi đã kiếm được doanh thu từ 10 đến 15 USD cho mỗi USD bỏ ra.

Chìa khóa chính là là hướng lưu lượng truy cập Facebook thẳng vào một kênh bán hàng. Không lãng phí thời gian xây dựng thương hiệu. Nếu nhiều công ty hiểu điều này, họ sẽ có thể tạo ra lợi nhuận mà không phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài”, Russ Ruffino, người sáng lập và CEO của Clients on Demand, công ty chuyên cung cấp dịch vụ thu hút khách hàng tiềm năng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN