Người dân phải trả phí oan cho 222 năm thu phí BOT?

Sự kiện: Kinh Doanh

Tại phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 5/6, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương, đoàn Ninh Bình nêu lên, sau kiểm toán tại 61 tại dự án BOT giao thông, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm 222 năm thu phí.

Tuy nhiên, điều ông nêu lên là, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải trước đó cho rằng, Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán các dự án BOT giao thông vì đây là dự án tư nhân. 

Ông đặt câu hỏi: Vì sao hai bộ không muốn kiểm toán dự án BOT giao thông. Nếu Kiểm toán Nhà nước không kiên quyết thì người dân có phải trả tiền oan không? Có lợi ích nhóm ở đây không?

Người dân phải trả phí oan cho 222 năm thu phí BOT? - 1

Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi: Vì sao hai bộ không muốn kiểm toán dự án BOT giao thông.

Trả lời sau đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể lên tiếng, ngay từ khi triển khai dự án, Bộ Giao thông Vận tải đã mời Kiểm toán Nhà nước vào cuộc. Ông phủ nhận thông tin nói Bộ Giao thông Vận tải không cho kiểm toán vào kiểm toán. Ông khẳng định: Gần như 100% dự án BOT có kiểm toán.

Riêng với con số giảm thu phí 222 năm, người đứng đầu ngành giao thông giải thích, theo quy định, chỉ khi dự án được phê duyệt, cơ quan quản lý ký hợp đồng với nhà đầu tư. Nhà đầu tư triển khai xong dự án mới quyết toán. Căn cứ vào khối lượng quyết toán thực tế, các đơn vị thực hiện điều chỉnh hợp đồng và hợp đồng cuối cùng đó mới là hợp đồng cho thu phí.

Bởi thế, theo ông, nếu Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào dự án khi mới phê duyệt thì không đúng thực tế. 

Bộ trưởng khẳng định, số 222 năm chỉ đúng với dự án khi vừa được duyệt. Còn với số liệu thực tế quyết toán thì số năm thu phí sẽ giảm.

Tranh luận với nội dung trên, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương lên tiếng tranh luận. Ông cho biết, đang ngồi cạnh Tổng Kiểm toán Nhà nước và thực tế, Bộ Giao thông Vận tải chỉ mời Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán 3 dự án là: Hầm Đèo cả, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn chứ không phải tất cả các dự án.

Trả lời sau đó, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh quan điểm, bộ đã chỉ đạo nhà đầu tư chủ động mời Kiểm toán Nhà nước vào ngay từ đầu. Theo ông, nhiều dự án BOT được Kiểm toán Nhà nước vào cuộc là sự chỉ đạo của bộ chứ không phải ý thức của các nhà đầu tư.

Kiểm toán ”vạch trần” giầy Thụy Khuê dùng ”đất vàng” xây khách sạn sai quy định

Lô đất số 152 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) được giao cho Công ty TNHH NN MTV Giầy Thụy Khuê quản...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN