Người dân khốn khổ vì đi mua nhà “trên giấy”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường nhà ở của Trung Quốc là loại hình độc nhất trên thế giới với những ngôi nhà được bán trên giấy tờ trước khi chúng được xây dựng, với việc thanh toán thế chấp bắt đầu ngay sau khi đặt cọc lần đầu.

Thị trường bất động sản của Trung Quốc sụp đổ ngày càng sâu đang gây ra những làn sóng chấn động đến 400 triệu người tầng lớp trung lưu của quốc gia này, làm mất niềm tin rằng bất động sản là một con đường chắc chắn để xây dựng sự giàu có.

Hiện nay, khi sự phát triển bất động sản trên toàn quốc bị đình trệ và giá nhà giảm sâu, nhiều chủ nhà Trung Quốc đang cắt giảm chi tiêu, trì hoãn việc kết hôn và các quyết định khác trong cuộc sống, và trong một số trường hợp ngày càng tăng, họ giữ lại các khoản thanh toán thế chấp đối với những ngôi nhà chưa hoàn thiện.

Người dân khốn khổ vì đi mua nhà “trên giấy” - 1

Anh Peter (đã được thay tên) đã phải từ bỏ mục tiêu xây dựng công việc kinh doanh của riêng mình sau khi việc xây dựng ngôi nhà trị giá 2 triệu nhân dân tệ ở Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, bị Tập đoàn Aoyuan Trung Quốc tạm dừng. Giờ đây, anh ta đang phải gánh một khoản thế chấp chiếm tới 90% thu nhập khả dụng của bản thân cho một ngôi nhà mà anh ta có thể không bao giờ nhìn thấy.

Peter là một trong số hàng trăm nghìn người mua nhà tại hơn 90 thành phố khắp Trung Quốc đang không thanh toán khoản thế chấp 2 triệu nhân dân tệ, sau khi các công ty như Aoyuan và China Evergrande Group trì hoãn các dự án.

Theo nhà phân tích Kristy Hung của Bloomberg Intelligence, việc trì hoãn xây dựng có thể ảnh hưởng đến 4,7 nghìn tỷ nhân dân tệ đổ vào các ngôi nhà ở Trung Quốc. Nữ chuyên gia ước tính cần đến 1,4 nghìn tỷ (tương đương 1,3% GDP Trung Quốc) để hoàn thiện các dự án.

Thị trường độc nhất "nhà trên giấy"

Thị trường nhà ở của Trung Quốc là loại hình độc nhất trên thế giới với những ngôi nhà được bán trên giấy tờ trước khi chúng được xây dựng, với việc thanh toán thế chấp bắt đầu ngay sau khi đặt cọc lần đầu. Khoản tiền mặt trả trước này đã giúp thúc đẩy sự bùng nổ nhà ở bằng cách cho phép các nhà phát triển bắt đầu các dự án mới.

Trong khi các dự án bất động sản bị tạm dừng không phải là chưa từng xảy ra ở Trung Quốc, tuy nhiên mức độ sâu rộng của tình trạng hỗn loạn như hiện nay là chưa từng có. Nó diễn ra khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại sau hơn hai năm Covid-19 và số lượng người trẻ thất nghiệp cao kỷ lục sau đợt chấn chỉnh trong khu vực tư nhân.

Người mua nhà cũng đang xem xét các biện pháp pháp lý, đặc biệt là đối với các ngân hàng. Một số phán quyết của tòa án trước đó có lợi cho người mua, hủy bỏ hợp đồng mua nhà của họ và yêu cầu các chủ đầu tư trả lại các khoản thanh toán và hoàn trả các khoản thế chấp còn lại cho các ngân hàng.

Guo, người mua một dự án Evergrande ở Hà Nam, đã kiện ngân hàng của mình sau khi dự án bị tạm dừng vào năm ngoái và người cho vay của anh ta không chuyển số tiền dự định xây dựng vào tài khoản ký quỹ.

Ngân hàng của Peter cũng không thể chuyển tiền vào tài khoản ký quỹ được cho là để hỗ trợ dự án, cho phép nhà phát triển tự do sử dụng tiền, anh và những người mua nhà khác đã tuyên bố trong lá thư tẩy chay thế chấp của họ.

Trung Quốc đau đầu vì nạn thất nghiệp, cứ 5 thanh niên có 1 người không có việc làm

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của Trung Quốc đã giảm nhẹ xuống 5,5% vào tháng 6, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đã tăng lên 19,3%

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN