Thêm một hỗ trợ dành cho người dân, doanh nghiệp vùng lũ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) yêu cầu các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố thực hiện một số biện pháp hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ.

Xem xét miễn giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng mưa lũ

Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có yêu cầu chủ tịch HĐQT/HĐTV, tổng giám đốc các ngân hàng, giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện ngay một số nội dung công việc hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ.

Với các ngân hàng, Thống đốc yêu cầu các chi nhánh, phòng giao dịch rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Người dân, doanh nghiệp vùng lũ có thể được miễn giảm lãi vay ngân hàng

Người dân, doanh nghiệp vùng lũ có thể được miễn giảm lãi vay ngân hàng

Trong đó các giải pháp được cơ quan quản lý yêu cầu là cơ cấu lại thời hạn trả nợ, căn cứ khả năng tài chính xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới để người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau mưa lũ. Các ngân hàng phải hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và thực hiện xử lý nợ đối với những trường hợp bị thiệt hại về vốn vay theo quy định.

Hạ mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2020

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhìn nhận triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch trong nước và trên thế giới.

Theo đó, những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng gồm kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA) đem lại; tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh như mong đợi.

VEPR dự báo kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 2,6-2,8% trong cả năm 2020.

VEPR dự báo kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 2,6-2,8% trong cả năm 2020.

Tuy vậy, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa có thể kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng; xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.

Bên cạnh đó, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, bị chững lại; sức khỏe hệ thống ngân hàng - tài chính dễ bị tổn thương; sự phụ thuộc vào khu vực FDI; chất lượng lao động thấp; hiệu quả đầu tư công thấp; tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước bị ngưng trệ.

Cân nhắc những yếu tố trên, VEPR dự báo kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 2,6-2,8% trong cả năm 2020. Ở báo cáo gần nhất hồi cuối tháng 7, con số này là 3,8%.

Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp trong năm 2020 khó đạt được

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tốc độ tăng doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019 là 14,4%, tăng khoảng 80% so với bình quân giai đoạn 2011-2015; tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước trong tổng mức đầu tư toàn xã hội liên tục tăng từ 36,7% năm 2015 lên 46% năm 2019.

Tuy nhiên, một số mục tiêu về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020, trong đó có mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 chưa thể đạt được, xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Để đạt được con số 1 triệu doanh nghiệp hoạt động năm 2020 thì tăng trưởng doanh nghiệp phải đạt trên 17%, trong khi tăng trưởng hiện nay mới chỉ hơn 10%. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng một phần do Covid-19; nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa hiệu quả.

Dù tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn tăng lên, mục tiêu đóng góp 48-49% GDP khó thực hiện được. Trong khi đó, đến năm 2020, khu vực tư nhân Việt nam đóng góp khoảng 49% vốn đầu tư toàn xã hội, tỷ lệ đóng góp liên tục tăng, nhưng vẫn không đạt và thiếu 3 điểm phần trăm.

Quy mô thương mại điện tử có thể đạt 12 tỷ USD trong năm nay

Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy tốc độ tăng trưởng về doanh thu ngành thương mại điện tử trong nửa đầu năm nay giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2019, dù số lượng giao dịch tăng 25%. 

Tuy vậy, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt như hiện nay, Bộ cho rằng quy mô thị trường đến cuối năm có thể đạt 12 tỷ USD, khi tốc độ tăng trưởng trong quý IV đạt 20%. 

Ở kịch bản xấu hơn, khi dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng trong nước, khả năng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 13%, dẫn đến quy mô thị trường có thể nhỏ hơn, khoảng 11 tỷ USD.

Nợ thuế tăng, ở mức gần 5 tỷ USD

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10 khai mạc ngày 20/10 cho thấy trong tổng số 106.548 tỷ đồng nợ thuế, số nợ thuế có khả năng thu là 60.071 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2019, tăng 42,1% so với thời điểm ngày 31/12/2019.

Tính từ năm 2018 đến hết tháng 9, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện thu hồi được 93.734 tỷ đồng tiền thuế nợ tại thời điểm cuối năm trước chuyển sang, cơ quan hải quan đã đôn đốc và thu hồi 2.998 tỷ đồng tiền thuế nợ.

Bên cạnh đó, số tiền nợ thuế không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) là 46.477 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2019, tăng 5,4% so với thời điểm ngày 31/12/2019.

Nguồn: [Link nguồn]

Khoảnh khắc giúp Warren Buffett kiếm được cả gia tài

Trong cuộc khủng hoảng nợ công năm 2011 của Mỹ, Warren Buffett đã đầu tư 5 tỷ USD vào Bank of America, qua đó giúp ngân hàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN