Ngư ông đắc lợi, Mỹ thu về 100 triệu USD mỗi chuyến chở khí đốt cho châu Âu
Theo dữ liệu được công bố bởi Business Insider, các công ty Mỹ đang kiếm được hơn 100 triệu USD cho mỗi chuyến tàu container chở LNG đến châu Âu.
Trong bối cảnh lo ngại về việc dòng khí đốt của Nga qua đường ống Nord Stream 1 bị cắt vô thời hạn, EU sẽ phải tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nguồn cung cấp thay thế trong thời gian mùa đông tới, khiến Mỹ được coi là nước chiến thắng lớn nhất trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine.
Đồng thời, sự thay đổi nhu cầu của châu Âu từ đường ống dẫn khí đốt của Nga sang LNG đã dẫn đến sự gia tăng đơn đặt hàng đối với các hãng vận tải LNG, dẫn đến số lượng đơn đặt hàng kỷ lục trong năm nay.
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết rằng do các vấn đề về thiết bị, việc cung cấp khí đốt của Nga cho Đức thông qua đường ống Nord Stream 1 sẽ không được nối lại như kế hoạch, làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng ở châu Âu và trên thế giới.
Sau khi hoàn thành công việc bảo trì trong ba ngày, khí đốt ban đầu được cho là sẽ bắt đầu chảy lại qua đường ống Nord Stream 1 vào sáng thứ Bảy. Theo CNN, đường ống này là huyết mạch quan trọng vận chuyển nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu, chiếm khoảng 35% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu vào năm 2021.
Tuy nhiên, sau khi phát hiện rò rỉ dầu tại trạm máy nén Portovaya, Gazprom nói rằng đường ống phải được đóng cửa "cho đến khi tất cả các lỗi thiết bị được khắc phục". Họ không nói điều này sẽ mất bao lâu.
Tin tức được đưa ra cùng ngày khi người đứng đầu Ủy ban EU Ursula von der Leyen cho biết châu Âu cần áp đặt giới hạn giá đối với đường ống dẫn khí đốt của Nga và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhóm G7 đã đồng ý áp đặt giới hạn giá đối với dầu của Nga nhằm hạn chế doanh thu của Moscow từ việc bán dầu trong khi kiềm chế lạm phát không được kiểm soát.
Vào thời điểm nguồn cung cấp khí đốt của Nga rơi tự do, EU không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường nhập khẩu từ Mỹ bằng mọi giá, tạo ra lợi nhuận chưa từng có cho các nhà cung cấp khí đốt của Mỹ, Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, cho biết.
Tính đến tháng 6 năm nay, Mỹ đã xuất khẩu khoảng 57 tỷ mét khối (bcm) LNG với 39 bcm, tương đương 68%, sang châu Âu, theo dữ liệu của Refinitiv. Con số này được so sánh với con số 34 bcm, tương đương 35%, xuất khẩu LNG được vận chuyển sang châu Âu trong năm 2021 khi xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ đạt tổng cộng khoảng 97 bcm, theo Reuters.
Tờ Berlin Zeitung của Đức cho biết, việc mua LNG của Mỹ là cực kỳ đắt đỏ đối với các khách hàng châu Âu ở cuối chuỗi cung ứng, đồng thời mang lại lợi nhuận đáng kinh ngạc cho các nhà cung cấp. Theo dữ liệu do tờ Business Insider tiết lộ, các công ty Mỹ có thể kiếm được hơn 100 triệu USD lợi nhuận trên mỗi chuyến tàu LNG đến châu Âu.
Chuyên gia năng lượng Laurent Segren nói với phóng viên tờ Business Insider rằng, các doanh nghiệp sẽ chất đầy một con tàu lớn bằng LNG từ Mỹ với giá khoảng 60 triệu USD và mang sang châu Âu, tại đó giá mua tăng vọt lên 275 triệu USD. Felix Booth - trưởng bộ phận phân tích LNG tại Vortexa - tin rằng, các doanh nghiệp có thể kiếm được hơn 150 triệu USD cho mỗi đơn hàng vận chuyển năng lượng.
Nhận xét được đưa ra nhằm đáp lại bình luận của một số phương tiện truyền thông châu Âu, trong đó nhiều tờ báo nói rằng Mỹ đang giả dạng một vị cứu tinh trong khi thu lợi nhuận khổng lồ bằng cách bán khí đốt cho các nước châu Âu trong khi các nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng do các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga buộc họ phải mua khí đốt tự nhiên của Mỹ với giá cao.
Nguồn: [Link nguồn]
Người dân ở đất nước Senegal nghèo đòi đang biến một loại cỏ dại xâm lấn có tên Typha thành nguồn năng lượng sạch giá rẻ cho mọi người. Typha, thường được gọi là cattail,...