Ngôi làng nghèo cả năm đi làm thuê đổi đời nhờ cùng nhau làm “Youtuber”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Siswanto vốn là một thợ sửa xe máy kém may mắn, cho đến khi các video trên internet đã biến anh cùng những người hàng xóm của anh thành ngôi sao và đưa ngôi làng nghèo đói của anh ấy bước lên ánh đèn sân khấu với cái tên “Làng YouTube” của Indonesia.

Câu chuyện khởi nghiệp bắt đầu từ 4 năm trước khi Siswanto phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh cửa hàng sửa chữa xe máy của mình ở Kasegeran - một thị trấn hẻo lánh ở Java, Indonesia.

Siswanto là một người thợ sửa xe nghèo đói ở một thị trấn hẻo lánh ở Java trước khi được tiếp cận với Internet (Nguồn: Bnagkokpost).

Siswanto là một người thợ sửa xe nghèo đói ở một thị trấn hẻo lánh ở Java trước khi được tiếp cận với Internet (Nguồn: Bnagkokpost).

Anh ấy đang thiếu tiền để trang trải cuộc sống và khao khát có thêm thu nhập để nuôi gia đình ngày càng nhiều thành viên của mình, nhưng công việc phụ nhặt rác và trồng đậu tương không đủ thu nhập để trả các hóa đơn.

Siswanto cuối cùng đã thử làm các video hài ngắn sau khi xem một chương trình truyền hình về một người có ảnh hưởng ở Indonesia, người đã kiếm được nhiều tiền nhờ các video trực tuyến. “Nhưng những video đầu không có ai xem cả nên tôi đã dừng lại”, người đàn ông 38 tuổi cho biết.

Anh quyết định rằng đó không phải là cách kiếm sống của mình cho đến một ngày, anh đang vật lộn để sửa chiếc xe máy đắt tiền của một khách hàng và chia sẻ video trực tuyến để nhờ những người trên Internet giúp đỡ.

Sử dụng chiếc điện thoại di động cũ, người thợ bắt đầu quay phim quá trình sửa chữa này. “Tôi rất run và nói những thứ vô nghĩa”, anh ấy nói về những video đầu tiên của mình - nhưng sau vài năm, Siswanto đã xây dựng được lượng khán giả hơn hai triệu người đăng ký YouTube.

Việc kinh doanh bùng nổ của Siswanto giúp anh có thể kiếm cho gia đình tới 150 triệu rupiah (10.000 USD) mỗi tháng nhưng cũng bắt đầu xuất hiện những tin đồn không tốt về anh ấy. mọi người đồn rằng người thợ máy đang buôn bán ma thuật đen, và một số bậc cha mẹ đã cấm con cái của họ bén mảng đến cửa hàng của anh ấy vì sợ chúng bị nguyền rủa bởi nghệ thuật hắc ám.

Siswanto nói: “Vì vậy, tôi đã tổ chức một buổi họp trong hội trường của làng và giải thích rằng tôi có công việc kinh doanh, nó có tên là YouTube. Hầu hết trong số họ chưa bao giờ nghe nói về nó.”

Anh đã cung cấp các bài học miễn phí để chứng minh câu chuyện của mình và hiện ít nhất 30 người khác ở Kasegeran đã xây dựng kênh của riêng họ, một số người có hàng trăm nghìn người xem. Trong số đó có Tirwan, một người bán đồ ăn nhanh 45 tuổi, người từng kiếm được 50.000 rupiah (tương đương 3,50 USD) một ngày với những chiếc bánh bao bột bán rong có tên là cilok.

Số tiền kiếm được thêm đã giúp Kasegeran kết nối Internet nhanh hơn, giúp trẻ em tham gia các lớp học trực tuyến sau khi Indonesia đóng cửa các trường học để chống lại đại dịch corona. 

"Kasegeran là ngôi làng nghèo nhất trong toàn huyện, nhưng bây giờ chúng tôi có thể cạnh tranh với các làng khác", người đứng đầu cộng đồng Saifuddin nói với AFP. "Đó cũng là nguồn cảm hứng cho những người trẻ tuổi. Họ không sử dụng điện thoại vào những việc vô bổ nữa. Họ có thể kiếm tiền từ chúng".

Nguồn: [Link nguồn]

Cặp vợ chồng nghỉ việc thành phố, về quê sửa nhà cũ rồi cho thuê, thu nhập tăng gấp đôi

Sau khi rời khỏi chức vụ quan trọng ở 2 công ty, cặp vợ chồng về quê sửa sang nhà cũ của ông nội để lại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bangkokpost) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN