Ngỡ không thể sụp đổ, các thương hiệu thời trang xa xỉ lần lượt phá sản giữa đại dịch
Đại gia làng thời trang Brooks Brothers đã đệ đơn phá sản mặc dù từng hợp tác với các ngôi sao như Will Smith và Andy Warhol, trong khi Neiman Marcus và Lord & Taylor cũng đệ đơn sau hơn một thế kỷ phát triển vững mạnh - tất cả đều do đại dịch Covid-19.
Rất dễ nhận ra rằng các doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua. Trong số đó, hàng loạt các thương hiệu thời trang xa xỉ đều đã lần lượt nộp đơn xin phá sản sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đối với những công ty phụ thuộc vào các cửa hàng truyền thống, Covid-19 chính là một thách thức lớn.
Ngay cả những thương hiệu lâu đời và uy tín nhất cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của Covid-19. (Nguồn: SCMP)
Tất nhiên, nộp đơn phá sản và thực sự ngừng kinh doanh là hai việc khác nhau, và các công ty khác chỉ hy vọng có thêm thời gian để tự đứng vững trở lại. Dưới đây là một số thương hiệu xa xỉ lớn nhất bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đại dịch.
Brooks Brothers, thương hiệu may mặc cổ điển nhất của Mỹ dành cho nam giới, thông báo phá sản vào đầu tháng 7 vừa rồi. Trải qua lịch sử 202 năm phát triển đáng kinh ngạc, thương hiệu này luôn là lựa chọn của các ngôi sao từ Will Smith đến Andy Warhol, cung cấp trang phục cho hàng chục bộ phim và chương trình truyền hình nổi tiếng như Mad Men và cung cấp quần áo cho nhiều tổng thống, bao gồm cả Abraham Lincoln và Barack Obama.
Hiện tại, thương hiệu này thuộc sở hữu của doanh nhân người Ý Claudio Del Vecchio, con trai của tỷ phú kính mắt Luxottica Leonardo Del Vecchio. Việc kinh doanh của Brooks Brothers trước Covid-19 đã không được thuận lợi, bị ảnh hưởng bởi xu hướng ăn mặc ít trang trọng hơn và càng trở nên trầm trọng hơn dưới thời đại của sự cách ly.
Thương hiệu bán lẻ khổng lồ tại Hoa Kỳ Neiman Marcus, có tuổi thọ 113 năm, cũng phải đối mặt với tình trạng tương tự. Công ty này sở hữu các thương hiệu bán lẻ bao gồm Bergdorf Goodman và trang thương mại điện tử sang trọng Mytheresa, tuy nhiên đã phải gánh chịu khoản nợ khoảng 4 tỷ USD trước khi tuyên bố phá sản, khiến công ty mất khoảng 300 triệu USD tiền lãi mỗi năm.
Tương tự như vậy, Lord & Taylor, chuỗi cửa hàng bách hóa lâu đời nhất của Hoa Kỳ với lịch sử hình thành từ năm 1826, đã đệ đơn phá sản vào tháng 8.
Trong số các thương hiệu non trẻ hơn, Sies Marjan là thương hiệu được rất nhiều người nổi tiếng yêu thích như Beyoncé và Jennifer Lopez, đã đóng cửa vào tháng 6 chỉ sau 5 năm kinh doanh. Thuộc sở hữu của nhà thiết kế người Hà Lan Sander Lak, cựu giám đốc thiết kế của Dries Van Noten, nó đã tạo nên tên tuổi với những tác phẩm táo bạo, thân thiện với mạng xã hội trong một bảng màu sáng và rộng.
Một nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng vượt qua Mỹ...
Nguồn: [Link nguồn]