Nghề lạ: Nuôi trâu làm du lịch kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngoài sử dụng con trâu trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ nông dân tại Hội An đã có thêm thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng từ việc nuôi trâu làm du lịch.

Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống của hàng nghìn công trình kiến trúc cổ, từ những ngôi nhà đến đình, chùa, miếu hay những bức tường rêu phong cổ kính, những năm gần đây, Hội An còn nổi tiếng cả nước về việc phát triển du lịch sinh thái.

Xuất phát từ nhu cầu của du khách, nhiều hộ dân nơi đây đã bắt tay vào làm du lịch bằng cách phát triển đàn trâu, giúp du khách trải nghiệm cuộc sống đồng quê, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.

Việc nuôi trâu làm nông nghiệp kết hợp làm du lịch ở Hội An đã tạo thêm thu nhập cho nhiều hộ dân. (Ảnh: Jack Trần).

Việc nuôi trâu làm nông nghiệp kết hợp làm du lịch ở Hội An đã tạo thêm thu nhập cho nhiều hộ dân. (Ảnh: Jack Trần).

Hơn 10 năm nuôi trâu làm du lịch, ông Phạm Hò, trú tại xã Cẩm Thanh,TP Hội An cho biết, vừa nuôi trâu để cấy cày vừa làm du lịch đã mang lại cho gia đình ông thu nhập cao gấp hàng chục lần so với công việc trồng lúa.

“Nhà tôi nuôi 3 con trâu kết hợp làm du lịch từ năm 2012 đến nay. Hàng ngày, khi có khách tới, chúng tôi dùng xe trâu dẫn khách đi tham quan đồng lúa, hướng dẫn họ cày, bừa, nô đùa cùng con trâu, cưỡi trâu chụp ảnh và làm một số công việc của nhà nông như gieo lúa, gặt lúa, tát nước…”, ông Hò cho hay.

Ông Hò hướng dẫn khách du lịch trải nghiệm công việc cày ruộng của nhà nông. (Ảnh: Jack Trần).

Ông Hò hướng dẫn khách du lịch trải nghiệm công việc cày ruộng của nhà nông. (Ảnh: Jack Trần).

Đưa khách du lịch đi tham quan làng quê bằng xe trâu. (Ảnh: Jack Trần).

Đưa khách du lịch đi tham quan làng quê bằng xe trâu. (Ảnh: Jack Trần).

Trâu cùng khách bừa ruộng. (Ảnh: Jack Trần).

Trâu cùng khách bừa ruộng. (Ảnh: Jack Trần).

Cũng nuôi 2 con trâu làm du lịch từ năm 2013, ông Huỳnh Xuân Hùng, trú tại thôn Thanh Nhì, xã Cẩm Thanh cho biết, ngoài phụ giúp gia đình làm các công việc nhà nông, việc nuôi trâu kết hợp làm du lịch đã giúp gia đình ông có thu nhập từ 10-12 triệu đồng/tháng.

“Nhà tôi nuôi trâu thì mấy chục năm rồi nhưng 7-8 năm gần đây mới kết hợp với công ty du lịch để đưa con trâu vào làm du lịch, dẫn khách đi chơi và hướng dẫn họ làm ruộng. Nếu có khách thì ngày nào ít cũng được 200-300.000 đồng, ngày nào nhiều thì được cả triệu đồng”, ông Hùng nói.

Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau đã thu hút hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến Hội An trải nghiệm. (Ảnh: Jack Trần).

Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau đã thu hút hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến Hội An trải nghiệm. (Ảnh: Jack Trần).

Là người đầu tiên đưa con trâu vào làm du lịch và mở tour du lịch trải nghiệm đồng quê gắn liền với những chú trâu hiền lành, anh Trần Văn Khoa – GĐ Công ty Du lịch Jack Trần Tours cho biết, đối với du khách nước ngoài, hình ảnh “con trâu đi trước cái cày đi sau” là hình ảnh rất đẹp và lạ thường. Chính vì điều này đã lôi cuốn du khách đến khám phá những cánh đồng quê sinh thái ở Hội An.

Nắm bắt được nhu cầu của khách, năm 2010, anh Khoa đã lang thang khắp các cánh đồng ở ngoại ô Hội An để tìm những chú trâu khỏe mạnh đang cày ruộng và thuyết phục các bác nông dân cùng làm du lịch với mình.

“Khi mới đặt vấn đề, nhiều bác nông dân rất bất ngờ, không thể tin được trâu nhà mình có thể làm tour. Sau khi được phân tích kỹ và nhận thấy có thể mang lại kinh tế nhiều hơn cho gia đình thì các bác mới đồng ý”, anh Khoa kể lại.

Du khách nước ngoài vui vẻ cưỡi trên lưng trâu. (Ảnh: Jack Trần).

Du khách nước ngoài vui vẻ cưỡi trên lưng trâu. (Ảnh: Jack Trần).

Hoạt động chính thức từ năm 2010, đến nay đã có hàng chục ngàn du khách được tham quan và trải nghiệm đời sống chân thực của người nông dân. Cùng với đó, hơn 20 hộ nông dân tại xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà, An Mỹ, Cẩm Châu của TP Hội An đã có thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng từ việc nuôi trâu làm du lịch.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Hùng Linh – Chủ tịch UBND xã Cẩm Thanh, TP Hội An (Quảng Nam) cho biết, hiện nay trong toàn xã có 04 hộ dân nuôi trâu làm du lịch với số lượng 12 con.

Không chỉ người lớn mà trẻ em nước ngoài cũng hết sức thích thú với những chú trâu hiền lành. (Ảnh: Jack Trần).

Không chỉ người lớn mà trẻ em nước ngoài cũng hết sức thích thú với những chú trâu hiền lành. (Ảnh: Jack Trần).

Từ việc nuôi trâu làm du lịch, mỗi hộ dân có thể có thêm thu nhập lên đến cả trăm triệu đồng/năm. (Ảnh: Jack Trần).

Từ việc nuôi trâu làm du lịch, mỗi hộ dân có thể có thêm thu nhập lên đến cả trăm triệu đồng/năm. (Ảnh: Jack Trần).

Theo ông Linh, trước đây, nông dân chỉ nuôi trâu với số lượng ít, hiệu quả kinh tế không nhiều do chỉ phục vụ cày bừa. Từ khi chuyển đổi qua mô hình làm nông nghiệp kết hợp với du lịch, nhiều hộ nông dân đã có thể có thêm thu nhập từ 60-80 triệu đồng/năm, có năm cao điểm đạt trên 100 triệu đồng.

“Việc nuôi trâu làm du lịch đã đi đúng định hướng phát triển du lịch của địa phương, đó là cải thiện đời sống của người nông dân, giúp họ có thêm thu nhập từ cánh đồng và con trâu của mình bằng việc kết hợp giữa du lịch sinh thái và văn hóa bản địa. Từ đó, mang nét truyền thống độc đáo và hình ảnh đẹp của làng quê Việt Nam giới thiệu đến bạn bè quốc tế”, ông Linh nhấn mạnh.

Nghề lạ: Đứng thái thịt lợn, làm vài tiếng có trăm triệu ”đút túi”

Nghề này mang đến cho người đàn ông từng làm bồi bàn sự đam mê và rất nhiều tiền.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN