Nghề không sợ bị AI tranh giành, làm 1 buổi kiếm hơn nửa triệu
Tuy nhiên, những người có thể chất yếu sẽ khó lòng theo đuổi nghề “hái ra tiền” này.
Thời gian gần đây, ngọn núi Thái Sơn - một trong số 5 ngọn núi nổi tiếng nhất Trung Quốc bỗng trở thành “mỏ vàng” trong mắt các sinh viên nước này.
Từ đầu năm 2024, núi Thái Sơn đã đón hơn 6,25 triệu lượt khách du lịch. Đặc biệt, có khoảng 50.000 người tới đây mỗi ngày trong mùa cao điểm, phần lớn trong số họ leo núi để… kiếm tiền.
Ảnh: ChengShi
Cụ thể, dịch vụ “hộ tống leo núi” đang dần trở thành một công việc bán thời gian phổ biến của các bạn trẻ ở đây. Được biết, một số sinh viên nhận được tới 40-50 đơn đặt hàng mỗi năm. Công việc này không sợ bị cạnh tranh bởi AI và các bạn trẻ với thể chất khỏe mạnh hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu của nghề.
Tiểu Tôn - một sinh viên 20 tuổi người đang theo nghề này, trong năm qua, anh đã leo núi Thái Sơn ít nhất 30 lần để “hộ tống” khách hàng. Được biết, anh là một trong những người đầu tiên khai thác dịch vụ này.
Ảnh: ChengShi
Mỗi khách hàng sẽ phải trả cho Tiểu Tôn 200 NDT (652.000đ) cho một lần “hộ tống leo núi”, được miễn phí xách ba lô hộ. Thanh niên trẻ này vốn là sinh viên ngành thể dục thể thao, là người bản địa nên thông thạo địa hình, đáp ứng tốt các yêu cầu về thể lực.
Ảnh: ChengShi
Trong quá trình leo núi cùng khách hàng, Tiểu Tôn còn chia sẻ những kiến thức lịch sử về núi Thái Sơn, chụp ảnh cho khách trên suốt hành trình và thậm chí có thể sơ cứu cho khách khi phát sinh tình huống ngoài ý muốn.
Chàng sinh viên 9x tiết lộ, khách hàng của anh rất đa dạng về độ tuổi, đến từ khắp nơi trên thế giới và thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Đặc biệt còn có cả những người đã ngoài 60 tuổi, sẵn sàng thử thách bản thân và vượt qua giới hạn về tuổi tác.
Ảnh: ChengShi
Trong những ngày lễ như Thất Tịch, có rất nhiều cặp vợ chồng từ trẻ đến già cùng nhau leo núi Thái Sơn, trải nghiệm ngắm hoàng hôn hoặc bình minh cùng nhau, ghi lại những kỷ niệm khó quên nhất.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người trẻ chọn leo núi để giải tỏa stress và tìm người “hộ tống”. Trong trường hợp này, những chuyên gia “hộ tống” còn đóng vai trò là người bầu bạn, an ủi về mặt tinh thần cho khách hàng.
Ảnh: ChengShi
Ngoài những sinh viên trẻ làm nghề “hộ tống leo núi”, còn có một số người ở độ tuổi trung niên làm nghề khuân vác đồ trên núi. Công việc này có thể nói là vô cùng vất vả khi họ phải khiêng một lượng lớn chai nước hoặc đồ ăn leo lên bậc thang dài vô tận trên núi.
Ảnh: ChengShi
Nguồn: [Link nguồn]
Để có kinh phí chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tối đa cho một người hưởng thì phải cần gần 40 người lao động đóng vào quỹ BHTN