Ngân hàng SCB tiếp tục đóng cửa phòng giao dịch

Từ khi bị kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã đóng cửa 53 phòng giao dịch tại 9 tỉnh, thành. Hiện ngân hàng này chỉ còn 89 điểm giao dịch trên cả nước.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa có thông báo chấm dứt hoạt động của phòng Giao dịch Nam Kỳ Khởi Nghĩa - chi nhánh Bến Thành (TPHCM) sau khi đã đóng cửa loạt phòng giao dịch hồi đầu năm.

Theo đó, phòng Giao dịch Nam Kỳ Khởi Nghĩa - chi nhánh Bến Thành có địa chỉ tại số 225 Bis Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM đã chấm dứt hoạt động (giải thể) từ ngày 23/2.

Phòng giao dịch Nam Kỳ Khởi Nghĩa là phòng giao dịch thứ 6 bị đóng cửa trong năm 2024. SCB khẳng định mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch của SCB.

Theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) - Bộ Công an, trước khi bị kiểm soát đặc biệt vào tháng 10/2022, SCB có một hội sở chính ở TPHCM, 50 chi nhánh và 184 phòng giao dịch trên cả nước.

Tuy nhiên, thống kê từ website của SCB, từ khi bị kiểm soát đặc biệt đến nay, ngân hàng này đã thông báo đóng cửa hàng loạt phòng giao dịch tại 9 tỉnh thành. Đến nay, SCB chỉ còn 89 điểm giao dịch trên cả nước.

SCB đã đóng cửa Phòng giao dịch An Đông Plaza thuộc chi nhánh Sài Gòn đóng tại Trung tâm thương mại An Đông Plaza ở quận 5, TPHCM. Ảnh: Phạm Nguyễn.

SCB đã đóng cửa Phòng giao dịch An Đông Plaza thuộc chi nhánh Sài Gòn đóng tại Trung tâm thương mại An Đông Plaza ở quận 5, TPHCM. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Cụ thể, TPHCM đóng cửa 32 phòng giao dịch, Hà Nội đóng 7 phòng giao dịch, Hải Phòng đóng 1 phòng giao dịch, Nghệ An đóng 1 phòng giao dịch, Bình Định đóng 1 phòng giao dịch, Đồng Nai đóng 1 phòng giao dịch, Đà Nẵng đóng 5 phòng giao dịch, Gia Lai đóng 1 phòng giao dịch, Long An đóng 1 phòng giao dịch, Bà Rịa - Vũng Tàu đóng 1 phòng giao dịch, An Giang đóng 1 phòng giao dịch.

Như vậy, sau hơn 1 năm bị kiểm soát đặc biệt, SCB đã đóng cửa hơn 1/4 số phòng giao dịch trên cả nước, trong khi vẫn giữ nguyên số chi nhánh ở mức 50.

Ngày 15/10/2022, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định kiểm soát đặc biệt SCB để ổn định hoạt động của ngân hàng này. Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước cũng lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank để tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng SCB.

Trong hơn 1 năm bị kiểm soát đặc biệt, cùng với xu hướng chung của thị trường, lãi suất huy động tại SCB cũng đã giảm rất mạnh. Trước đó, SCB từng áp dụng mức lãi suất lên tới gần 10% vào cuối năm 2022 và là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất hệ thống ngân hàng ở thời điểm đó.

Liên quan đến SCB, từ ngày 5/3 - 29/4/2024, TAND TPHCM sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Bà Trương Mỹ Lan cùng 85 đồng phạm bị xét xử nhiều tội danh khác nhau. Riêng bà Lan bị xét xử 3 tội “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng”, “Tham ô tài sản”. Bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) có 5 luật sư.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông báo thanh lý lô 23 ô tô chuyên dụng dùng để chở tiền với giá khởi điểm 3,98 tỷ đồng. Tất cả đều mang biển số...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Quang ([Tên nguồn])
Vụ án Vạn Thịnh Phát Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN