Ngân hàng SCB đóng cửa nhiều phòng giao dịch từ ngày mai

Ngân hàng TMCP Sài Gòn sẽ chấm dứt hoạt động của nhiều phòng giao dịch tại TPHCM từ ngày 6/12, gồm: Thị Nghè chi nhánh Tân Định, phòng giao dịch Hiệp Thành chi nhánh Hóc Môn, phòng giao dịch An Hội chi nhánh Hóc Môn, phòng giao dịch Lũy Bán Tích chi nhánh Thống Nhất.

Hôm nay (5/12), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ra thông báo chấm dứt hoạt động 6 phòng giao dịch tại TPHCM.

Từ ngày 6/12, SCB sẽ chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch Thị Nghè chi nhánh Tân Định, phòng giao dịch Hiệp Thành chi nhánh Hóc Môn, phòng giao dịch An Hội chi nhánh Hóc Môn, phòng giao dịch Lũy Bán Tích chi nhánh Thống Nhất.

Trước đó, SCB chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch Bảy Hiền chi nhánh Thống Nhất và phòng giao dịch Nguyễn Thông chi nhánh Phạm Ngọc Thạch từ ngày 2/12.

SCB đã đóng cửa Phòng giao dịch An Đông Plaza thuộc chi nhánh Sài Gòn đóng tại Trung tâm Thương mại An Đông Plaza.

SCB đã đóng cửa Phòng giao dịch An Đông Plaza thuộc chi nhánh Sài Gòn đóng tại Trung tâm Thương mại An Đông Plaza.

Trong tháng 10 và 11, SCB đã thông báo đóng cửa 21 phòng giao dịch tại Đồng Nai, Đà Nẵng, Gia Lai, Long An, TPHCM và Hà Nội.

Như vậy, từ đầu tháng 6 đến nay SCB đã thông báo đóng cửa 39 phòng giao dịch tại 9 tỉnh thành, gồm: TPHCM 27 phòng giao dịch, Hà Nội 5 phòng giao dịch, Hải Phòng 1 phòng giao dịch, Nghệ An 1 phòng giao dịch, Bình Định 1 phòng giao dịch, Đồng Nai 1 phòng giao dịch, Đà Nẵng 1 phòng giao dịch, Gia Lai 1 phòng giao dịch, Long An 1 phòng giao dịch.

Tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định kiểm soát đặc biệt đối với SCB để ổn định hoạt động của ngân hàng này. Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo đó, hoạt động của SCB được thực hiện dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng SCB.

Ngân hàng Nhà nước cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh.

Theo kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu (C03) - Bộ Công an, trước năm 2011, bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát dù không giữ chức vụ quản lý, nhưng chi phối toàn bộ sắp xếp nhân sự cấp cao tại SCB và đưa ra quyết định quan trọng như tuyển dụng chủ chốt.

Theo kết quả điều tra, các chức vụ quan trọng như Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, giám đốc các chi nhánh đều được bà Lan “trực tiếp tuyển dụng từ đàn em thân tín” và trả lương 200 - 500 triệu đồng.

Cơ quan điều tra cáo buộc bị can Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn từ người dân và tổ chức, sau đó sử dụng số tiền này cho mục đích cá nhân của mình. Bằng cách lập hồ sơ vay vốn giả mạo, bị can này đã chiếm đoạt 93% số tiền cho vay của Ngân hàng SCB.

Các hành vi phạm tội của bà Lan được đánh giá là được tổ chức và chuẩn bị “hết sức công phu, tỷ mỷ, có kịch bản chi tiết”, bất chấp các quy định pháp luật. Bà Lan đã tận dụng nhiều chiêu trò để tránh kiểm soát của cơ quan quản lý, đặc biệt là việc sử dụng cả nghìn pháp nhân và cá nhân đứng tên giả mạo để giấu dòng tiền và tránh bị kiểm tra phát hiện.

Bà Trương Mỹ Lan còn bị cáo buộc gây thiệt hại tiền lãi phát sinh cho SCB gần 130.000 tỷ đồng.

Bà Trương Mỹ Lan còn bị cáo buộc gây thiệt hại tiền lãi phát sinh cho SCB gần 130.000 tỷ đồng.

Theo Cơ quan điều tra, từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB, chiếm đoạt hơn 300.000 tỷ đồng. Bà Lan còn bị cáo buộc gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỷ đồng.

Từ năm 2020, bà Lan yêu cầu lãnh đạo SCB lập một số đơn vị có chức năng cho vay trực thuộc hội sở SCB, nhằm tránh sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM. Ba đơn vị này bao gồm Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale, kênh kinh doanh trực tiếp thuộc khối doanh nghiệp và kênh kinh doanh trực tiếp thuộc khối tài chính cá nhân, được quản lý bởi Hội sở SCB và có nhiệm vụ chính là phục vụ giải ngân cho các khoản vay của bà Lan.

Tổng cộng, từ năm 2012 - 2022, SCB đã giải ngân cho hơn 1.366 khách hàng (gồm 710 cá nhân và 656 tổ chức). Nhóm của bà Lan chiếm hơn 2.500 khoản vay tại SCB, với tổng số tiền giải ngân là hơn 1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, 875 khách hàng trong nhóm của bà Lan với gần 1.300 khoản vay vẫn còn dư nợ tại SCB, đạt hơn 677.000 tỷ đồng (bao gồm 483.000 tỷ đồng dư nợ gốc và 193.000 tỷ đồng tiền lãi).

Bà Lan còn bị cáo buộc đã sử dụng nhiều chiêu trò để tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng, bao gồm việc chuyển tiền giải ngân vào các công ty “ma” để sau đó rút mặt bằng và cắt đứt dòng tiền. Điều này giúp bị can hợp thức hóa việc rút tiền và ngăn chặn việc bị phát hiện.

Tận thấy loạt bất động sản gây chấn động của ‘bà trùm’ Trương Mỹ Lan

Trong hệ sinh thái hơn 1.000 doanh nghiệp liên quan bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - có nhiều công ty sở hữu loạt bất động sản tỷ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Quang ([Tên nguồn])
Vụ án Vạn Thịnh Phát Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN