Ngân hàng Nhà nước 'siết' tín dụng bất động sản

Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành chính sách tín dụng theo hướng “thắt chặt” đối với bất động sản (BĐS) và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Ngân hàng Nhà nước 'siết' tín dụng bất động sản - 1

Hình minh họa

Từ đầu năm 2019, các ngân hàng đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%, tăng hệ số rủi ro với hoạt động cho vay kinh doanh BĐS từ 150% lên 200%.

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, NHNN chủ trương tiếp tục siết chặt tín dụng với BĐS khi đưa ra lộ trình tiếp tục giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 35% vào năm 2020 và 30% trong giai đoạn sau đó, đồng thời có thể nâng hệ số rủi ro với cho vay kinh doanh BĐS lên 250-300%. “Thực tế, tín dụng BĐS những năm gần đây đã giảm nhanh chóng và giải pháp huy động vốn phù hợp nhất sẽ là kênh trái phiếu doanh nghiệp”, SSI nhận định.

Cùng đó, gần đây NHNN đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong đó có nội dung TCTD hỗ trợ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. TCTD hỗ trợ là TCTD được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của TCTD bị kiểm soát đặc biệt.

Hiện tại, các TCTD hỗ trợ gồm có BIDV (hỗ trợ DAB), Vietcombank (hỗ trợ CB) và Vietinbank (hỗ trợ Oceanbank, GP bank) là 3 ngân hàng có tổng số dư tiền gửi khách hàng chiếm trên 40% tiền gửi toàn hệ thống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Huyền ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN