Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc siết tín dụng bất động sản?
Tín dụng vào bất động sản tiềm ẩn rủi ro nên các tổ chức tài chính phải xem xét kỹ trước khi cho vay. Các tổ chức tín dụng không thiếu vốn và không hạn chế cho vay bất động sản nhưng chỉ cho dự án đủ điều kiện vay.
Đó là thông tin được đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tại tại họp báo công bố thôn tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019, tổ chức ngày 13/6.
Ông Nguyễn Quốc Hùng – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, Ngân hàng nhà nước (NHNN) trao đổi thông tin về việc các tổ chức phản ánh việc siết tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, tại dự thảo sửa đổi thông tư 36 về tỷ lệ an toàn tín dụng.
Theo ông Hùng, bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn nhưng không có nghĩa ngân hàng hạn chế cho vay. Việc hạn chế rủi ro của ngân hàng bằng cách lựa chọn dự án hiệu quả, chọn chủ đầu tư đủ năng lực mới xem xét giải ngân vốn.
“Tín dụng vào bất động sản có 2 loại, gồm: vốn trực tiếp cho vay kinh doanh bất động sản và vốn cho người dân vay tiêu dùng với mục đích mua bất động sản như căn hộ chung cư. Trong đó, loại hình cho vay trực tiếp kinh doanh bất động sản giảm và tăng trưởng vào loại hình còn lại, nhằm mục tiêu, tín dụng hướng đến tiêu dùng các sản phẩm bất động sản”, ông Hùng cho biết.
Ảnh minh họa
Theo đại diện NHNN, quy định nhằm hướng dòng tín dụng vào hình thức cho người dân vay tiêu dùng của lĩnh vực bất động sản. Điều kiện tín dụng vào phân khúc 1-3 tỷ đồng/căn hộ nhằm tạo điều kiện để chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ. Đây là loại sản phẩm trên thị trường đang thiếu và góp phần thúc đẩy chủ đầu tư cung cấp mặt hàng này. Ngoài ra còn tạo điều kiện để người dân có thể vay tiền ngân hàng mua căn hộ phục vụ cuộc sống.
NHNN cũng cho biết, tình trạng các địa phương ven biển có dự án bất động sản nhưng không thể vay vốn ngân hàng do vướng mắc ở hồ sơ quy hoạch đất đai. Do chưa có hồ sơ quy hoạch đất đai cụ thể nên ngân hàng không thể cho vay. Với các dự án đáp ứng đủ điều kiện, ngân hàng sẽ giải ngân nhanh chóng.
“Với dự án có đất sạch, chủ đầu tư đủ năng lực và khả năng sinh lời, ngân hàng sẽ giải ngân vốn. Do quỹ đất sạch bị ảnh hưởng do chưa có quy hoạch rõ ràng nên ngân hàng chưa thể giải ngân vốn”, đại diện NHNN cho biết.
Về việc sửa đổi thông tư 36, ông Hùng cho biết việc này nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và đưa về tỷ lệ 30%. Tỷ lệ sử dụng vốn này áp dụng với tất cả lĩnh vực của nền kinh tế.
Trước đó, đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) phản ánh, theo Thông tư 36, từ tháng 1/2019, nguồn vốn tín dụng vào BĐS giảm với quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn từ 60% xuống còn 40%. Ngân hàng Nhà nước cũng đang dự thảo lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 36 theo hướng giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn xuống 30%, đồng thời nâng hệ số rủi ro mà các nhà băng phải áp dụng khi trích lập dự phòng cho các khoản vay cá nhân dư nợ từ 3 tỷ đồng gấp 3 lần lên 150%.
"Tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản đã giảm từ năm 2017. Số liệu cho thấy, năm 2016, tín dụng chung tăng 12% thì BĐS gấp rưỡi 18% nhưng sang tới năm 2017, con số này ngược lại, tín dụng chung tăng 18% nhưng bất động sản chỉ được 12%. Năm 2018, tín dụng chung 12%, bất động sản còn có 5% và tới quý IV/2018 thậm chí tín dụng BĐS còn giảm 0,8%. Dòng vốn vào thị trường BĐS với chiều hướng như vậy sẽ rất khó khăn", đại diện VNREA cho biết.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tín dụng cho bất động sản đã được kiểm...