Ngân hàng Nhà nước ''lệnh'' giảm 1,5-2% lãi vay

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ và các khoản cho vay mới, phấn đấu mức giảm tối thiểu 1,5-2%.

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất.

Người đi vay ngân hàng sẽ được giảm thêm 1,5- 2% lãi suất trong thời gian tới.

Người đi vay ngân hàng sẽ được giảm thêm 1,5- 2% lãi suất trong thời gian tới.

Cụ thể, các ngân hàng cần giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu 1,5-2% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm nay đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới trước ngày 25/8. Các đơn vị này báo cáo kết quả thực hiện và gửi Ngân hàng Nhà nước trước ngày 8/1/2024.

Trước đó, tại Nghị quyết số 105/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay, phấn đấu giảm ít nhất khoảng 1,5-2%/năm, thực hiện áp dụng đối với cả khoản vay mới và đang còn dư nợ.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn cho người vay, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân.

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn, cả năm khoảng 13-15%, trường hợp thuận lợi thì có thể tăng cao hơn và công bố bằng biện pháp, hình thức phù hợp, hiệu quả chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại đến hết năm 2023, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh liên tục giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-2%/năm. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng triệt để tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành được đánh giá là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao lãi suất giảm nhưng tiền gửi tiết kiệm vẫn gia tăng?

Nền kinh tế hấp thụ vốn yếu, kinh doanh không hấp dẫn khiến người dân vẫn gửi tiền tiết kiệm kiếm lãi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN