Ngân hàng 'đẩy' vốn rẻ, lãi suất thấp

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngay sau khi được giao chỉ tiêu tín dụng từ đầu năm, các ngân hàng đã thúc mạnh nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp nhất hơn 10 năm, hướng đến những khách hàng tốt, dự án triển vọng.

Giảm lãi suất, đơn giản hoá thủ tục vay

Lãi suất cho vay hiện đã giảm khoảng 2% so với đầu năm 2023. Mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà, tiêu dùng trên thị trường chỉ nhỉnh hơn lãi suất huy động từ 1-2%/năm. Lãi suất cho vay mua nhà dao động 5-10,5%/năm đang được xem là mức thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Ngay từ đầu năm 2024, các ngân hàng đã tăng tốc đẩy mạnh các chương trình để kích tăng trưởng tín dụng.

Theo ghi nhận của PV, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân giảm lãi suất cho vay mạnh hơn nhóm ngân hàng có vốn cổ phần chi phối của Nhà nước, do các khoản vay chậm trả tăng nhanh hơn cũng như các nhà băng này tự giảm lãi suất để hút khách hàng.

Cụ thể, BVBank có gói tín dụng ưu đãi cho cá nhân vay linh hoạt có lãi suất từ 6,5%/năm. KienlongBank dành riêng mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,3%/năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay bổ sung vốn lưu động trong ngắn hạn, hướng trọng tâm đến các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên. Với doanh nghiệp có nhu cầu vay trung, dài hạn cho nhiều mục đích khác nhau, dựa trên nhu cầu và kế hoạch sử dụng vốn, có thể được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm...

Các ngân hàng liên tục đưa ra các gói vay lãi suất thấp để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm 2024.

Các ngân hàng liên tục đưa ra các gói vay lãi suất thấp để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm 2024.

Ngân hàng Sacombank bổ sung thêm 10.000 tỷ đồng vào gói tăng tốc sản xuất kinh doanh dành cho doanh nghiệp, nâng tổng hạn mức gói lên thành 30.000 tỷ đồng với lãi suất 3%/năm kỳ hạn 1 tháng, 4%/năm kỳ hạn 2 tháng, từ 5%/năm kỳ hạn 3 tháng, từ 5,5%/năm kỳ hạn 4-12 tháng, gói vay triển khai đến hết ngày 31/01/2024...

Đại diện ngân hàng Sacombank cho biết, cận Tết Nguyên đán là thời gian nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng như người dân gấp rút bổ sung vốn dự trữ hàng hóa, sản xuất kinh doanh phục vụ thị trường cũng như chuẩn bị tiền để mua sắm, thanh toán, chi tiêu đón Tết. Vay vốn Sacombank thời gian này khách hàng sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản.

Tổng giám đốc một ngân hàng cho hay, nhiều gói lãi suất cho vay ưu đãi những tháng đầu gần như hòa vốn so với lãi suất huy động.

Tăng trưởng tín dụng có khả quan?

Theo kết quả điều tra của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng kỳ vọng, quý I/2024, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng 4,4% và tăng 14,2% trong năm 2024, điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm so với mức dự báo 13,8% tại kỳ điều tra trước đó.

Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Trương Hoàng Diệp Hương - Trưởng nhóm nghiên cứu các định chế tài chính, Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng - phân tích, hiện nay mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại theo khảo sát đang nằm trong khoảng từ 6% đến tầm 10%/năm. Còn lãi suất huy động đã xuống mức thấp nhất trong lịch sử và mức lãi suất cho vay sẽ còn xuống thấp hơn nữa khi các ngân hàng thương mại có thể điều chỉnh lãi suất cho vay tương ứng với cả cái mức lãi suất huy động thấp mà họ đang huy động được.

Tuy nhiên, bà Hương cho rằng, vấn đề của thị trường hiện nay không còn nằm chủ yếu ở phần cung tín dụng nữa, mà nó sẽ nằm ở phần cầu tín dụng. Trong các giai đoạn mà tình hình kinh tế khó khăn, thì thường mức cầu cho hoạt động tín dụng sẽ bị giảm sút với nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp không tìm được các cơ hội đầu tư thích hợp, và do đó họ cũng giảm nhu cầu vay vốn của mình . Như vậy để có thể giải ngân nguồn vốn tín dụng trong năm 2024, việc cấp bách trước mắt đó là phải hỗ trợ cho hoạt động kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng lớn hơn trong năm nay.

Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong năm 2024, bà Hương cho rằng, đối với tín dụng cá nhân, thị trường bất động sản là yếu tố quyết định lớn đến nhu cầu tín dụng cá nhân. Theo đó, Chính phủ cũng sẽ tiếp tục những biện pháp để giúp hỗ trợ và thúc đẩy thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, thời gian tới đây, khi điều chỉnh lại chính sách tiền lương, tăng lương cơ sở trong năm 2024, sẽ là nhân tố ảnh cầu về tiêu dùng của người dân và tác động phần nào đến tín dụng tiêu dùng.

Trào lưu “kén rể ngoại” của ngân hàng Việt bắt đầu nổ ra mạnh mẽ từ năm 2005, góp phần đem lại thành công nhất định cho cả 2 phía.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN