Nếu không mua vàng, gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Giá vàng lập đỉnh nhưng nhiều chuyên gia gợi ý gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh lãi suất tiền gửi được điều chỉnh tăng.

Số liệu thống kê của Văn phòng Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Chi nhánh TP HCM cho thấy trong khoảng 1 tháng qua, thêm 9 ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi.

Trong đó, LPBank tăng lãi suất mạnh nhất với 0,7 - 0,8 điểm % kỳ hạn 1-3 tháng tại quầy, lên mức 3 - 3,2%/năm. Lãi suất cao nhất ở ngân hàng này là 5,7%/năm các kỳ hạn từ 18-60 tháng, áp dụng cho khoản tiền gửi online.

Eximbank tăng lãi suất 0,7 điểm % kỳ hạn 24 tháng, lên mức 5,8%/năm. Hiện mức lãi suất cao nhất ở ngân hàng này là 5,9%/năm kỳ hạn 24 - 36 tháng gửi tiết kiệm online. Nếu khách gửi tiết kiệm online vào ngày cuối tuần, lãi suất cao nhất lên đến 6,3%/năm cho kỳ hạn 24 tháng.

Nhiều ngân hàng khác điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất thêm từ 0,05 - 0,35 điểm % các kỳ hạn từ 1 - 60 tháng, áp dụng cho cả tại quầy và online. Ngân hàng số Cake by VPBank tăng lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên 4,1%/năm - thuộc tốp cao nhất thị trường ở hiện tại; các kỳ hạn dài 12-18 tháng ở mức 5,8%/năm…

Lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục nhích lên ở nhiều ngân hàng trong 1 tháng qua

Lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục nhích lên ở nhiều ngân hàng trong 1 tháng qua

Ở chiều ngược lại, có 4 ngân hàng giảm từ 0,1 - 0,35 điểm % lãi suất huy động, áp dụng cả tại quầy và online, gồm: CBBank, NCB, VPBank và Techcombank.

Thống kê đến thời điểm hiện tại, một số ngân hàng duy trì mức lãi suất từ 7%/năm khi khách hàng gửi số tiền lớn từ 200 tỉ đồng kỳ hạn dài trên 12 tháng. Chẳng hạn, MSB áp dụng lãi suất 7% cho khách hàng gửi từ 500 tỉ đồng; DongABank lãi suất 7,5% nếu khách gửi từ 200 tỉ đồng hay HDBank lãi suất từ 7,7% nếu khách gửi trên 500 tỉ đồng…

Theo ghi nhận của phóng viên, thời gian qua, có khá nhiều người dân chọn gửi tiết kiệm, bất chấp giá vàng liên tục lập đỉnh trong khi chứng khoán èo uột. Chị Ngọc Thanh (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) kể đã quyết định gửi tiết kiệm khoản tiền 300 triệu đồng tiền nhàn rỗi tại một ngân hàng cổ phần, kỳ hạn 4 tháng với lãi suất 4,7%/năm.

"Khoản tiền này ban đầu tôi định nộp thêm vào tài khoản chứng khoán để mua cổ phiếu nhưng thấy VN-Index lình xình và sụt giảm mạnh. Riêng vàng, tôi có mua trước đó nhưng tỉ lệ chỉ khoảng 20% tiền nhàn rỗi. Nay giá liên tục ở vùng đỉnh, tôi thấy rủi ro nên cũng không mua thêm. Gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn, lãi suất đang nhích lên cũng là một lựa chọn" - chị Thanh nhận xét.

Theo chuyên gia vàng Trần Duy Phương, cả giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 99,99 hiện đều đang ở vùng đỉnh sau khi tăng rất mạnh thời gian qua. Giá vàng nhẫn đang ở mức 89 triệu đồng/lượng, nếu tăng lên 94-95 triệu đồng/lượng thì đạt mức sinh lời thêm khoảng 5-6%.

Tuy nhiên, mức tăng hàng triệu đồng trong thời gian ngắn là rất khó, chưa kể giá vàng thế giới cũng không dễ chạm mốc 3.000 USD/ounce (quy đổi theo tỉ giá niêm yết khoảng 92 triệu đồng/lượng) giai đoạn tới. Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc, chỉ mua vàng tích lũy trong thời gian tính bằng năm và chia tiền nhàn rỗi qua các kênh khác, như gửi tiết kiệm.

Xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm của các nhà băng đã có dấu hiệu chậm lại, tuy nhiên với những người có 100 triệu đồng tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Phương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN