Nếu bạn muốn khấm khá tuyệt đối không được mắc 7 sai lầm này, kinh nghiệm từ các triệu phú

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

GiadinhNet - Quản lý tiền bạc hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất của đời người. Tuy nhiên, chỉ một số ít người làm chủ được khả năng này và họ thành đạt.

Đó là những người hiểu giá trị của đồng tiền và biết dùng tiền sinh ra tiền ngay từ khi còn nhỏ. May mắn, đây là thứ có thể học được. Hãy dành thời gian để thực hành một số nguyên tắc cơ bản dưới đây và chúng sẽ có tác dụng thay đổi cuộc đời bạn trong những năm tới:

1. Tìm kiếm sự thoải mái, chứ không phải tự do

Tiện nghi là kẻ thù của sự giàu có và là nhân tố nguy hiểm đối với tài chính. Tầng lớp trung lưu tìm kiếm sự thoải mái. Người giàu tìm tự do và sự dư dả về tài chính, để sau đó tiền bạc có được không còn phụ thuộc vào nỗ lực của họ.

2. Chi phí rẻ nhất để sửa đồ vật là ngay khi nó bị hỏng

Một món đồ bị hư, bạn hay chần chừ không muốn gác lại công việc để giải quyết. Thế là mọi chuyện dắt dây tệ hại hơn, cho đến khi không thể không sửa thì bạn lại tốn một đống tiền vì gấp gáp. Hơn nữa, đôi khi món đồ hỏng gây ra hỏng thứ khác nữa, thế là chi phí lại phát sinh thêm. Vì vậy đừng lười, đừng trì hoãn không đáng, đừng trốn tránh những vấn đề hoàn toàn có thể khắc phục nhanh.

Nếu bạn muốn khấm khá tuyệt đối không được mắc 7 sai lầm này, kinh nghiệm từ các triệu phú - 1

3. Thiếu kế hoạch dài hạn

Những nhà đầu tư giàu có rất kiên nhẫn và ít khi nghĩ đến lợi nhuận ngắn hạn. "Không nhiều người thực sự biết suy nghĩ và lên kế hoạch đầu tư khoản tiết kiệm của mình cho 20 năm tiếp theo. Trong khi đó, người giàu lại làm như vậy; họ không bao giờ làm điều gì mà không chuẩn bị trước cả", Corley nói.

"Thay vì mua một bức tranh để trưng trong phòng khách, người giàu sẽ tiêu một khoản tiền lớn dành cho một tác phẩm nghệ thuật có tiềm năng tăng giá. Họ sẽ tham gia nhiều câu lạc bộ hay tổ chức, và để các mối quan hệ mang về lợi ích cho bản thân, bất chấp việc phải trải qua nhiều năm, họ mới nhận ra lợi ích ấy. Điều này không chỉ đòi hỏi tầm nhìn xa, khả năng hoạch định chiến lược theo từng giai đoạn mà còn cả sự kiên nhẫn nữa", Ivory nói.

4. Chỉ có một nguồn thu nhập

Dù thu nhập của bạn lớn đến đâu cũng đừng bao giờ chỉ có một nguồn thu nhập. Tôi biết một giám đốc kiếm được 350 nghìn USD/năm và đó là toàn bộ nguồn thu của cô ấy. Đột nhiên, ngành của cô ấy xuống dốc và cô ấy không còn nguồn thu nhập nào nữa. Điều này đã xảy ra với rất nhiều người Mỹ, phá hủy những sự giàu có "giả vờ".

Để tạo ra sự giàu có, bạn phải đầu tư để tạo ra một dòng thu nhập đáng tin cậy, độc lập với nguồn thu nhập chính của bạn. Tôi sử dụng tiền từ việc cho thuê căn hộ, hợp tác với một công ty khác để tạo ra thu nhập thụ động. Đây không phải là sự đa dạng hóa, nó chỉ đơn giản là tích lũy thêm cho khối tài sản.

5. Không phân biệt được giữa cần và muốn

Người giàu luôn tỉnh táo phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu. Họ cũng chi tiền để thỏa mãn mong muốn nhưng không bao giờ biện hộ rằng đó là nhu cầu. Khi nhìn thấy một thứ muốn mua nhưng không cần thiết, hãy tự hỏi bản thân mình thứ gì quan trọng hơn: mua món đồ này, hay tích lũy tiền để có được tự do, không phải phụ thuộc vào người khác

Trước khi định mua thứ gì ngoài vùng cần thiết, hãy xem lại các thứ tự ưu tiên của bạn tại thời điểm này. Hãy sắp xếp các thứ tự ưu tiên của bạn trước khi mua sắm.

6. Không "vung tay quá trán", tiêu ít hơn số tiền kiếm được

Những người siêu giàu trên thế giới khắc cốt ghi tâm nguyên tắc này. Chẳng hạn, nhà đầu tư huyền thoại John Templeton luôn tiết kiệm 50% thu nhập ngay cả khi cuộc sống chật vật. Nếu như 50% là con số quá lớn, vượt quá khả năng của bạn thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể thành công về mặt tài chính với tỷ lệ tiết kiệm là 10 - 15% thu nhập.

7. Tiết kiệm chỉ để tiết kiệm

Người ta không thể tạo ra sự giàu có chỉ bằng cách tiết kiệm tiền. Lãi suất của các ngân hàng không cao hơn tỷ lệ lạm phát là bao. Và quan trọng hơn, tiền bạc nhàn rỗi dường như luôn tìm thấy lý do để bạn phải chi tiêu.

Dave Ramsey khuyên bạn không nên mang theo tiền mặt hoặc thẻ tín dụng bên người vì khi cầm nó, bạn luôn có lý do để sử dụng.

"Để đảm bảo đạt được mục tiêu giàu có, từ khi 25 tuổi, tôi chuyển tiền thặng dư vào các khoản đầu tư tương lai, mà tôi không dễ dàng truy cập, vì vậy tiền luôn sẵn sàng khi tôi có đủ kiến thức và quyết tâm đầu tư".

Nguồn: [Link nguồn]

Chung cư mini ”núp bóng” nhà ở riêng lẻ: Gánh nặng từ những hệ lụy

Sự “bùng nổ” của hàng loạt chung cư mini, do người dân tự ý chia nhỏ công trình nhà ở riêng lẻ để bán, là nguyên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily  ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN