Nền kinh tế lớn nhất châu Âu “nghèo đi” vì xung đột Nga-Ukraine
Bộ trưởng Kinh tế Đức đã cảnh báo rằng nước này "sẽ nghèo đi" vì cuộc tấn công của Nga vào Ukraine khi giá năng lượng tăng cao gây lạm phát kỷ lục và đe dọa đưa nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào suy thoái.
Bộ trưởng Kinh tế của Đức Robert Habeck phát biểu trên đài truyền hình ZDF rằng: “Xung đột khó có thể chấm dứt mà không khiến xã hội Đức chịu hậu quả. Tôi tin rằng chúng ta sẵn sàng trả cái giá này, vì nó rất nhỏ so với những gì Ukraine đang phải trải qua”.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã cảnh báo về thời kỳ khó khăn sắp tới (Nguồn: CNN)
Số liệu sơ bộ cho thấy lạm phát nước này đã chạm mức 7,3% trong tháng 3, theo Văn phòng Thống kê Liên bang. Đó là mức cao nhất trong hơn 40 năm. Và nguyên nhân chính là: Giá khí đốt tự nhiên và dầu tăng vọt, tăng gần 40% so với năm trước.
Giá năng lượng tăng đã là một vấn đề nhiều tháng trước khi Nga tấn công Ukraine, nhưng cuộc chiến đã đẩy giá lên cao hơn nữa. Đây là mối quan tâm đặc biệt đối với Đức, khách hàng năng lượng lớn nhất của Nga ở châu Âu.
Chính phủ Đức đã chỉ ra rằng tranh chấp thanh toán với Nga - vốn yêu cầu các quốc gia "không thân thiện" phải trả bằng đồng rúp cho khí đốt tự nhiên của họ thay vì bằng đồng euro hoặc đô la Mỹ được nêu trong hợp đồng - có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
"Sự phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga dẫn đến rủi ro đáng kể về sản lượng kinh tế thấp hơn và thậm chí là suy thoái với tỷ lệ lạm phát cao hơn đáng kể”, Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư. “Đức nên ngay lập tức làm mọi việc có thể, đề phòng trường hợp Nga cắt nguồn cung, đồng thời nhanh chóng chấm dứt sự phụ thuộc vào nước này”.
Hội đồng này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm nay xuống 1,8% từ mức 4,6% vào cuối năm ngoái với lý do các áp lực lạm phát và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do chiến tranh ở Ukraine gây ra.
Nga đã gây chấn động khắp thế giới khi tiến hành một cuộc tấn công Ukraine. Động thái này gây ra cú sốc cho nền kinh tế toàn cầu và người tiêu dùng có thể sớm cảm nhận...
Nguồn: [Link nguồn]