Một năm khó khăn, doanh nghiệp tỷ đô giờ chỉ mong "bán mình" được 30 triệu đồng
Renrenche từng là một trong những kỳ lân công nghệ nóng nhất của Trung Quốc do các nhà đầu tư hàng đầu như Goldman Sachs Group Inc. và Tencent Holdings Ltd tài trợ.
Hai năm trước, Renrenche – startup có trụ sở tại Bắc Kinh được định giá 1,4 tỷ USD trong một vòng gọi vốn. Tuy nhiên, công ty này hiện đang có kế hoạch bán những tài sản chủ chốt cho 58.com Inc. với giá 10.000 đôla Hong Kong (tương đương 1.290 USD, ~ 30 triệu đồng)), nguồn tin của Bloomberg tiết lộ.
Công ty khởi nghiệp chia sẻ xe lụi tàn vì một năm 2020 khó khăn (Nguồn: Bloomberg)
58.com – trang rao vặt hàng đầu Trung Quốc sẽ quản lý các cơ sở của Renrenche tại Hong Kong, đồng thời cung cấp khoản vay ít nhất 4 triệu USD cho các hoạt động của công ty ở đại lục. Hiện các bên vẫn chưa hoàn tất thỏa thuận và thương vụ này có thể không thể thực hiện thành công.
Thỏa thuận này có thể giúp giải cứu nền tảng kinh doanh xe hơi của Renrenche, vốn đang gặp khó khăn về tài chính trong bối cảnh nền kinh tế chia sẻ xe từng bùng nổ của Trung Quốc đang dần lụi tàn.
Được thành lập vào năm 2014, Renrenche kết nối những người dùng đang tìm cách buôn bán xe cũ, với mức chi phí thấp hơn so với các đại lý bên ngoài. Những công ty từng ủng hộ công ty khởi nghiệp này bao gồm gã khổng lồ gọi xe Didi Chuxing, cũng như các công ty liên doanh như Shunwei Capital và Redpoint China. Năm 2018, Renrenche hoàn thành vòng gọi vốn trị giá 300 triệu USD do Goldman Sachs dẫn đầu.
Tuy nhiên việc cạnh tranh với các đối thủ như Uxin Ltd. và Guazi.com do Quỹ Tầm nhìn Softbank hậu thuẫn - cùng với sự gián đoạn kinh doanh trong đại dịch Covid-19 - đã nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn vốn của Renrenche. Một trong những chủ nợ của công ty này, Argyle Street Management Ltd., đang kiến nghị về việc thanh lý Renrenche tại tòa án ở Quần đảo Cayman - nơi Renrenche đăng ký kinh doanh - với lý do công ty không thể trả khoản nợ khoảng 15 triệu USD.
Kiến nghị đó có thể làm phức tạp giao dịch với 58.com. Thỏa thuận này đã bị một số nhà đầu tư từ chối nhưng đã giành được sự ủng hộ quan trọng từ Tencent và Didi trong cuộc họp cổ đông vào tuần trước. Các nhà đầu tư vẫn đang xem xét các lựa chọn khác để giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản của Renrenche.
Câu chuyện của Renrenche đánh dấu một trong những thất bại lớn nhất của các startup kỳ lân kể từ khi sự bùng nổ internet của Trung Quốc bắt đầu một thập kỷ trước. Cách đây không lâu, 2 startup nổi tiếng trong lĩnh vực chia sẻ xe đạp là Mobike và Ofo cũng rơi vào cảnh “ngã ngựa”. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Internet và điện thoại thông minh đang ngày càng phát triển tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Nguồn: [Link nguồn]
Với số vốn bỏ ra ban đầu chỉ 1,5 triệu đồng, đến nay sau 5 năm anh Võ Viết Hoàng Vũ đang sở hữu một chuỗi cửa hàng...