Một lao động Singapore làm việc hiệu quả gấp 13,7 lần lao động Việt

Sự kiện: Kinh Doanh

Năm 2018, năng suất lao động (NSLĐ) trung bình của Singapore cao gấp 13,7 lần Việt Nam. Chênh lệch NSLĐ (tính theo sức mua tương đương) của Việt Nam với các nước trong khu vực ngày càng gia tăng.

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đưa ra tại hội nghị cải thiện năng suất lao động quốc gia ngày 7/8.

Theo Bộ KH&ĐT, thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm. NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động). Bình quân giai đoạn 2016-2018, NSLĐ tăng 5,77%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.

Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của nhiều nước trong khu vực. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn.

Năng suất lao động Singapore gấp 13,7 lần Việt Nam. ảnh minh hoạ

Năng suất lao động Singapore gấp 13,7 lần Việt Nam. ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Thống kê cho biết, trong nền kinh tế Việt Nam, ngành khai khoáng có NSLĐ cao nhất do đây là ngành có tính đặc thù, giá trị sản phẩm khai khoáng bao gồm cả giá trị tài nguyên thiên nhiên. Tiếp đến là ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước nóng, khí đốt; hoạt động kinh doanh bất động sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

NSLĐ các ngành xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi; bán buôn, bán lẻ; dịch vụ lưu trú ăn uống thấp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lại có mức NSLĐ rất thấp, thấp nhất trong các khu vực kinh tế. Đến năm 2018, theo giá hiện hành, NSLĐ khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 39,8 triệu đồng/lao động, chỉ bằng 38,9% NSLĐ của toàn nền kinh tế.

Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế về quy mô nhưng NSLĐ của khu vực này chưa thể hiện rõ vai trò chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng nhanh. Năm 2018, NSLĐ của khu vực công nghiệp và xây dựng theo giá hiện hành đạt 131 triệu đồng/lao động, gấp 1,3 lần NSLĐ chung.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tăng năng suất lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ rất phổ biến ở các quốc gia có mức độ phát triển thấp. Hiện nay, nước ta vẫn còn dư địa để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nhằm tăng năng suất lao động. 

Tuy nhiên, xu hướng này không thể kéo dài khi Việt Nam phát triển lên mức cao hơn, thu nhập ở khu vực nông thôn gia tăng, cơ cấu kinh tế ổn định sẽ làm giảm đáng kể dư địa cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động. 

“Do đó, để tránh quá trình kéo dài mới bắt kịp các nước về năng suất lao động, Việt Nam cần quan tâm và nỗ lực nhiều hơn để nâng cao năng suất lao động trong các doanh nghiệp, qua đó chuyển dần theo xu hướng mới và phổ biến ở các nền kinh tế tiên tiến, đó là yếu tố tăng năng suất nội ngành đóng vai trò chủ đạo trong việc tăng năng suất của nền kinh tế”, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.

Nhiều ngành của Việt Nam có năng suất thấp hơn cả Campuchia

Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong khu vực, kể cả so sánh với Campuchia.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Nga ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN