Một doanh nghiệp trả lương cao hơn 14 lần mức bình quân

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi trả mức lương 95 triệu đồng/tháng. Mức lương này gấp hơn 14 lần mức lương bình quân người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Ngày 2/1, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho biết vừa phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện khảo sát tình hình tiền lương năm 2023 tại gần 9.800 doanh nghiệp trên địa bàn với gần 174 triệu lao động.

Cụ thể, việc khảo sát được thực hiện tại 13 Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 21 Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, gần 8.900 doanh nghiệp dân doanh và 75 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tiền lương bình quân các doanh nghiệp trả cho người lao động năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An là hơn 6,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 5% so với mức tiền lương bình quân năm 2022.

Năm 2023, mức lương cao nhất tại Nghệ An đạt 95 triệu đồng/tháng.

Năm 2023, mức lương cao nhất tại Nghệ An đạt 95 triệu đồng/tháng.

Tiền lương doanh nghiệp trả cao nhất cho một vị trí việc làm trong năm 2023 tại Nghệ An là 95 triệu đồng/người/tháng (mức lương này đã tăng 2 triệu đồng so với năm 2022); thấp nhất là 3,250 triệu đồng/người/tháng; bình quân 6,4 triệu đồng/người/tháng.

Trong đó, khối các công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tiền lương cao nhất 34,1 triệu đồng/người/tháng, bình quân 6,7 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất 3,250 triệu đồng/người/tháng.

Khối các doanh nghiệp dân doanh, tiền lương cao nhất 90,5 triệu đồng/người/tháng, bình quân 6,3 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất 3,250 triệu đồng/người/tháng.

Khối công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, tiền lương cao nhất 21 triệu đồng/người/tháng, bình quân 7,1 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất 3,250 triệu đồng/người/tháng.

Đối với loại hình công việc trả lương theo giờ như nhân viên phục vụ ở quán cà phê, giải khát, nhà hàng, bán hàng, giúp việc theo giờ, tiền lương bình quân cao nhất người lao động được trả là 24.000 đồng/h (vùng II), thấp nhất là 18.000 đồng/h (vùng II).

Qua báo cáo do Khu kinh tế Đông Nam và các địa phương tổng hợp không ghi nhận có doanh nghiệp nào nợ lương người lao động.

Cuối năm thêm khổ vì bị nợ lương

Không chỉ gặp khó vì thiếu việc làm, phải nghỉ việc luân phiên, thu nhập giảm mà nhiều công nhân, người lao động còn bị doanh nghiệp (DN) nợ lương dài ngày khiến cuộc sống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN