Một doanh nghiệp cà phê tính trả cổ tức tới 480% bằng tiền

Sự kiện: Tin chứng khoán
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trong tài liệu đại hội cổ đông 2025, Vinacafé Biên Hòa lên phương án trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 480% bằng tiền, có nghĩa cổ đông sở hữu 1 cổ phần được nhận về 48.000 đồng. 

Tuần này, có 5 doanh nghiệp thông báo chốt quyền để trả cổ tức. Trong đó, 4 công ty trả cổ tức bằng tiền, 1 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Cổ tức “khủng”

Công ty CP Vinacafé Biên Hòa (mã chứng khoán: VCF) công bố tài liệu đại hội thường niên 2025 với thông tin đáng chú ý là trình cổ đông phương án trả cổ tức năm 2024 tỷ lệ 480% bằng tiền, có nghĩa cổ đông sở hữu 1 cổ phần được nhận về 48.000 đồng. Thời gian chi trả trong vòng 6 tháng kể từ ngày được đại hội cổ đông thông qua. Tỷ lệ này là mức cao nhất kể từ năm 2017 của VCF khi các năm trước, mức cổ tức công ty chi trả từ 240-250%.

Công ty CP Vinacafé Biên Hoà lên phương án trả cổ tức năm 2024 tỷ lệ 480% bằng tiền.

Công ty CP Vinacafé Biên Hoà lên phương án trả cổ tức năm 2024 tỷ lệ 480% bằng tiền.

Năm 2024, Vinacafé Biên Hòa mang về 2.556 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023 do giá cà phê liên tục lập đỉnh. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn giảm về mức 446 tỷ đồng do giá vốn và các chi phí tăng cao.

Năm 2025, Vinacafé Biên Hòa đưa ra 2 kịch bản cho kế hoạch kinh doanh, gồm doanh thu năm 2025 thấp nhất 2.700 tỷ đồng và cao nhất 2.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lần lượt là 470 tỷ đồng và 516 tỷ đồng.

Cũng tại đại hội, Vinacafé Biên Hòa trình cổ đông về kế hoạch chi trả thù lao năm 2025 của Hội đồng quản trị với giá trị là 0 đồng.

Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã chứng khoán: VNM) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 25/4, theo hình thức trực tuyến. Theo tài liệu họp, VNM trình cổ đông thông qua mức cổ tức cho năm 2024 là 43,5% bằng tiền. Đây là mức cổ tức cao nhất mà Vinamilk trả cho cổ đông kể từ năm 2018 với mức 45% bằng tiền.

Trước đó, VNM tạm ứng cổ tức tỷ lệ 20% vào tháng 9/2024 và tháng 2 vừa qua. Số còn lại sẽ được trả trong 6 tháng kể từ ngày kết thúc phiên họp thường niên năm 2025.

Năm 2025, Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu 64.505 tỷ đồng (tăng 4,3% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế 9.680 tỷ đồng (tăng 2,4% so với năm trước). Nếu hoàn thành kế hoạch, công ty sẽ lập kỷ lục doanh thu mới và đánh dấu năm thứ tư liên tiếp lợi nhuận tăng trưởng.

Vinamilk trình cổ đông mức cổ tức cao nhất mà Vinamilk trả cho cổ đông kể từ năm 2018.

Vinamilk trình cổ đông mức cổ tức cao nhất mà Vinamilk trả cho cổ đông kể từ năm 2018.

Về nhân sự, ông Lee Meng Tat (quốc tịch Singapore), đại diện vốn cho F&N Dairy Investments - quỹ đang nắm giữ gần 18% vốn của Vinamilk và ông Hoàng Ngọc Thạch - đại diện của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - đơn vị nắm giữ 36% vốn VNM có đơn xin từ nhiệm chức thành viên Hội đồng quản trị. Do đó, VNM trình cổ đông thông qua đơn từ nhiệm của hai lãnh đạo này và bầu bổ sung 2 người mới.

Lại bán giấy lấy tiền

Tổng Công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp - mã chứng khoán: DIG) công bố tài liệu đại hội cổ đông năm 2025, dự kiến tổ chức ngày 18/4.

Năm 2025, DIC Corp lên kế hoạch doanh thu 3.500 tỷ đồng (tăng 143% so với cùng kỳ), lợi nhuận trước thuế dự kiến 718 tỷ đồng (tăng 354% so với cùng kỳ), tổng vốn đầu tư dự kiến 6.690 tỷ đồng và cổ tức dự kiến từ 7-10%.

Đáng chú ý, DIC Corp quay trở lại trình cổ đông kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 24,5%, tương ứng chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.800 tỷ đồng, dự kiến thực hiện từ quý III - IV/2025.

Số tiền huy động được, DIC Corp dùng 600 tỷ đồng thanh toán mua lại trái phiếu mã DIG12301, 600 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques giai đoạn 3, còn lại 600 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh.

Cuối năm 2024, DIC Corp thông qua việc dừng chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1.000:327,9, tương ứng chào bán thêm 200 triệu cổ phiếu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng.

DIC Corp muốn chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.800 tỷ đồng.

DIC Corp muốn chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.800 tỷ đồng.

Như vậy, so với kế hoạch chào bán mới, giá chào bán giảm từ 15.000 đồng/cổ phiếu về 12.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng chào bán giảm từ 200 triệu về 150 triệu cổ phiếu - thấp hơn 50 triệu cổ phiếu.

Ông Phạm Thu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres - mã chứng khoán: SGR) - đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu SGR từ đợt chào bán cổ phần riêng lẻ của Saigonres. Với mức giá chào bán 40.000 đồng/cổ phiếu, ông Thu sẽ chi 800 tỷ đồng để mua vào 20 triệu cổ phiếu nói trên. Khoảng 64% số vốn huy động sẽ được công ty rót vào dự án Khu đô thị Sinh thái Việt Xanh tại tỉnh Hòa Bình. Phần còn lại được dùng để thanh toán nợ, gồm cả những khoản nợ với chính ông Thu.

Sau khi giao dịch mua cổ phần hoàn tất, sở hữu của ông Thu tại Saigonres sẽ nâng từ mức 29,9% lên đến 47,5%.

Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) thông báo 2/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức tiền niên độ tài chính 2023 - 2024 với tỷ lệ 5%. HSG đang lưu hành gần 621 triệu cổ phiếu, ước tính số tiền cần chi là 311 tỷ đồng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Hoa Sen duy trì mức chia cổ tức tiền mặt 500 đồng/cổ phiếu, sau giai đoạn 2018 - 2022 chỉ chia bằng cổ phiếu với tỷ lệ từ 3 - 20% mỗi năm.

Bốn tháng trước, Delta Electronics (Thái Lan) còn là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, năm 2025, cổ phiếu này đã lao dốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Quang ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN