Một cổ phiếu ngành gạo tăng giá gần gấp 3 lần chỉ trong 2 tuần

Ngành lúa gạo đang nóng bởi giá tăng liên tục sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, tình hình kinh doanh của các ông lớn như Vinafood 2, Trung An ra sao?

Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Công ty CP (Vinafood 2 – mã chứng khoán VSF) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2023 và 6 tháng đầu năm 2023 với kết quả tăng đột biến so với cùng kỳ. 

Theo đó, trong quý II/2023, Vinafood 2 ghi nhận doanh thu 6.867 tỉ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 9,43 tỉ đồng, gấp 2,13 lần so với cùng kỳ năm ngoái (4,42 tỉ đồng).

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu Vinafood 2 đạt 11.337 tỉ đồng, tăng gần 58% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 9,95 tỉ đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái (4,9 tỉ đồng).

Như vậy, phần lớn lợi nhuận của Vinafood 2 tập trung trong quý II vừa qua. Báo cáo giải trình về kết quả kinh doanh, đại diện Vinafood 2 cho biết nguyên nhân tổng công ty đã tiếp tục quản lý tốt và kiên quyết tiết giảm các khoản chi phí; theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường và kịp thời nắm bắt cơ hội là yếu tố then chốt giúp công ty ghi nhận các chỉ tiêu kinh doanh tốt.

Giá gạo tăng nóng sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

Giá gạo tăng nóng sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

Không chỉ có kết quả kinh doanh đột biến, giá cổ phiếu trên sàn UpCoM cũng tăng rất mạnh trong một vài tuần trở lại đây. Cụ thể, cổ phiếu này đã chính thức bước vào sóng tăng từ 21-7 đến nay, từ 8.000 đồng nhảy vọt lên 22.000 đồng tính hết phiên giao dịch sáng nay 2-8, tức đã tăng gần gấp 3 lần. Đáng chú ý, đây cũng là mức giá cao nhất của VSF kể từ khi doanh nghiệp này đăng ký giao dịch UPCOM vào tháng 4/2018 đến nay. Thanh khoản cũng cải thiện đáng kể từ vài nghìn lên đến trăm nghìn cổ phiếu khớp lệnh, thậm chí phiên 1-8 khối lượng khớp lệnh đạt kỷ lục ở mức hơn 500.000 đơn vị.

Dù vậy, việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp là so với chính kết quả kinh doanh trước đó của doanh nghiệp còn so về doanh thu thì lợi nhuận mang về vẫn còn ít ỏi.

Thậm chí, có doanh nghiệp gạo trên sàn chứng khoán, 6 tháng đầu năm đã công bố kết quả kinh doanh không khả quan.

Như trường hợp Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã chứng khoán TAR) vừa có giải trình về báo cáo tài chính quý II/2023. Theo đó, lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 âm 7,9 tỉ đồng. Nguyên nhân lỗ chủ yếu do chi phí lãi vay kỳ nào cao hơn cùng kỳ và công ty phải thanh lý hủy không thể thu hồi một số hàng hóa hư hỏng giao tại cảng cho khách nước ngoài.

Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, để bình ổn giá lúa gạo, bảo đảm an ninh lương thực, ngày 20-7 vừa qua, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo; sau đó UEA và Nga cũng tuyên bố cấm xuất khẩu gạo khiến giá loại lương thực này tăng cao.

Chỉ sau 2 tuần, giá gạo nội địa đã tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg tùy loại còn giá xuất khẩu gạo 5% tấm đã lên từ 533 USD/tấn lên 588 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong 12 năm qua.

Giá gạo tăng không đồng nghĩa với lợi nhuận của các doanh nghiệp gạo, trừ những doanh nghiệp có tồn kho mà còn tiềm ẩn rủi ro thua lỗ khi phải mua giá gạo cao để giao cho các hợp đồng ký trước với giá thấp. Tại nhiều thời điểm, giá gạo nội địa còn cao hơn xuất khẩu.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp gạo trong giai đoạn biến động này phải chờ đến khi các doanh nghiệp công bố báo cáo kinh doanh quý III/2023 hoặc cả năm 2023 mới rõ.

Nguồn: [Link nguồn]

Choáng với số tiền chủ hãng bia Sài Gòn chi cho quảng cáo, khuyến mại mỗi ngày

Số chi cho quảng cáo khuyến mại tăng hàng trăm tỷ đồng trong nửa đầu năm, tuy nhiên lợi nhuận của chủ hãng bia Sài Gòn vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo V.Ngọc ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN