Máy bay “Made in China” sắp vượt mặt ông lớn Boeing, Airbus?

Sự ủng hộ của chính phủ có thể giúp các đơn đặt hàng máy bay phản lực của Trung Quốc tăng vọt trong khi các công ty đối thủ vẫn đang chật vật tìm cách hồi phục.

Đại dịch Covid-19 đã chặn đứng sự bùng nổ của ngành du lịch hàng không toàn cầu, vốn đã thúc đẩy giá trị tăng tưởng của Boeing Co. và Airbus SE trong hai thập kỷ qua. Khi các công ty này mất đi các đơn đặt hàng và cắt giảm nhân viên, thì công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc bắt đầu thể hiện rõ những thách thức với những ông lớn này.

Tập đoàn Trung Quốc có thể sản xuất máy bay, cạnh tranh trực tiếp với Boeing, Airbus (Nguồn: Bloomberg)

Tập đoàn Trung Quốc có thể sản xuất máy bay, cạnh tranh trực tiếp với Boeing, Airbus (Nguồn: Bloomberg)

Vào ngày 10/7, chuyến bay 1109 của Air China cất cánh từ Bắc Kinh đến một thành phố ở Nội Mông. Đây là lần đầu tiên hãng hàng không quốc gia này điều khiển một chiếc máy bay được sản xuất bởi tập đoàn Commercial Airplane Corp của Trung Quốc (được gọi là Comac), nhà sản xuất thuộc sở hữu nhà nước vốn cung cấp máy bay cho các hãng hàng không hạng ba như Genghis Khan Airlines. China Southern Airlines giới thiệu một chiếc máy bay Comac vài ngày sau đó.

Đại dịch bùng nổ đã chặn đứng sự phát triển của ngành du lịch hàng không cùng với căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây đã tạo thời cơ thuận lợi cho Comac. Doanh nghiệp được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn này giờ đây có cơ hội bắt đầu thu hẹp khoảng cách với Boeing và Airbus khi mà hai hãng này khó khăn tài chính trong đại dịch.

Ông Robert Spingarn, nhà phân tích của Credit Suisse Group AG, nói: "Cuộc khủng hoảng corona virus "có thể là một trong những điều làm thay đổi đáng kể sân chơi. Trong khi các công ty hàng không vũ trụ đang bận rộn dập tắt đám cháy khủng hoảng hiện nay, một số công ty khác không có những mối quan tâm đó và chịu ít áp lực hơn có thể có thể khiến nhiều sự thay đổi xảy ra”.

Comac là một phần của chiến lược mà Trung Quốc triển khai để trở nên tự chủ hơn trong mọi thứ, từ chất bán dẫn đến vệ tinh. Hãng đang bay thử nghiệm mẫu C919, được thiết kế để cạnh tranh với Boeing 737 và Airbus A320, và đang ở giai đoạn đầu phát triển máy bay thân rộng với một công ty Nga.

Thắt lưng buộc bụng chắc chắn là kế hoạch của hầu hết nhà sản xuất máy bay lúc này. Airbus không có đơn đặt hàng nào trong tháng 6, tháng thứ ba trong năm nay không có hoạt động kinh doanh mới. Hãng dự định sa thải 15.000 nhân viên, tương đương 11% lực lượng lao động. Giám đốc điều hành Guillaume Faury đã cảnh báo vào tháng 4.2020 rằng công ty đang "chảy máu" tiền mặt.

Boeing đã công bố sa thải 6.700 nhân viên vào tháng 5 khi khách hàng hủy mua vì sự cố an toàn 737 Max, và Covid-19. Vào tháng 6, Na Uy Air Shuttle ASA đã hủy đơn đặt hàng cho 97 máy bay, một ngày sau khi BOC Aviation Ltd. có trụ sở tại Singapore chấm dứt đơn đặt hàng. Boeing đã mất hơn 600 đơn đặt hàng trong năm tháng đầu năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Cắt giảm hàng chục tỷ đồng, ông lớn hàng không vẫn lo lỗ lớn

Thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 14/7 trong sắc đỏ bao trùm sàn chứng khoán nhưng mức giảm không sâu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN