Masan tiếp quản VinMart, quyền lợi chủ thẻ VinID như thế nào?
Câu chuyện Masan Consumer Holding tiếp quản VinCommerce – đơn vị sở hữu hệ thống VinMart/VinMart+ (bán lẻ) và VinEco (nông nghiệp) đặt ra nhiều mối quan tâm đối với các khách hàng quen thuộc của VinCommerce.
Trong đó mối quan tâm lớn nhất hiện nay là quyền lợi của khách hàng có được đảm bảo? Theo nội dung thỏa thuận giữa Vingroup và Masan Group, sau khi tiếp quản, Masan Consumer Holding sẽ vẫn giữ nguyên hệ thống quản trị hiện tại của VinCommerce cũng như các chính sách đối với nhà cung cấp.
Bên cạnh đó, toàn bộ khách hàng của VinCommerce cũng sẽ tiếp tục được hưởng các ưu đãi của Vingroup, đặc biệt là các chính sách đặc quyền thẻ VinID dành cho khách hàng. Các cán bộ nhân viên của VinMart và VinMart+ sẽ được đảm bảo tiếp tục kế thừa các quyền lợi có sẵn từ Vingroup và hưởng thêm các chế độ đãi ngộ từ Masan.
Với cam kết nêu trên, các khách hàng của chuỗi hệ thống VinMart/VinMart+ là chủ thẻ VinID sẽ không lo phải “tiêu bằng hết” số điểm đã tích lũy (3% giá trị mỗi hóa đơn mua sắm) trong thẻ VinID, bởi chính sách đặc quyền của chủ thẻ được cam kết giữ nguyên. VinID là hệ sinh thái số được VinCommerce xây dựng với mục tiêu trở thành một trợ lý đắc lực cho khách mua sắm. Người dùng có thể tích điểm, tiêu điểm trong hệ sinh thái Vingroup; mua sắm thuận tiện qua việc quét mã QR sản phẩm với VinID Scan&Go; hưởng ưu đãi giảm giá mỗi ngày từ các thương hiệu lớn với VinID Voucher hay mua vé các sự kiện thể thao, giải trí nhanh chóng với VinID Ticket.
Bên cạnh đó, tính năng ví điện tử tích hợp ngay trên ứng dụng, liên kết hệ thống 36 ngân hàng giúp người dùng dễ dàng mua sắm, thanh toán nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.
Thẻ VinID có hai dạng, thẻ cứng và Mobile App và được sử dụng phổ biến nhất trong những lần mua sắm tại VinMart hay VinMart+.
Bà Thái Thị Thanh Hải, Tổng giám đốc VinCommerce.
Sau 5 năm hoạt động, VinMart & VinMart+ đã trở thành hệ thống bán lẻ có quy mô lớn nhất thị trường với gần 2.600 siêu thị và cửa hàng tại 50 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Đặc biệt, hệ thống có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà cung cấp lớn trên thị trường nhằm đưa những hàng hóa đáp ứng nhu cầu từ bình dân tới cao cấp của khách hàng.
Ít ngày trước khi Công ty CP Thương mại Dịch vụ Tổng hợp VinCommerce về tay Masan, công ty này đã tổ chức một hội nghị các đối tác và nhà cung cấp tại Phú Quốc. Tại đây, bà Thái Thị Thanh Hải, Tổng giám đốc VinCommerce đồng thời công bố về định hướng chiến lược giai đoạn 2020 – 2025:
“Trong 5 năm tới, VinMart và VinMart+ sẽ phát triển bán lẻ đa kênh, tích hợp các kênh trực tuyến và hệ thống siêu thị/cửa hàng trên toàn quốc. Các kênh trực tuyến mũi nhọn bao gồm: mua sắm qua ứng dụng điện thoại, qua cổng thương mại điện tử và website VinMart.com nhằm đem lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng mua sắm. Dự kiến tới năm 2025, hệ thống sẽ sở hữu hơn 300 siêu thị VinMart, gần 10.000 cửa hàng VinMart+, tiên phong phủ sóng tại khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước”.
Nguồn: [Link nguồn]
Trước khi sáp nhập vào Masan Group, hệ thống Vinmart của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đã thực hiện nhiều thương vụ sáp...