Mặc phương Tây cấm vận, Nga vẫn thu về lợi nhuận gấp đôi từ dầu mỏ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Quốc gia này thu được khoảng 62 tỷ euro từ xuất khẩu dầu, khí đốt và than trong hai tháng, với Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất.

Nga đã tăng gần gấp đôi lợi nhuận từ việc bán nhiên liệu hóa thạch cho EU trong hai tháng chiến tranh ở Ukraine, hưởng lợi từ giá cả tăng vọt ngay cả khi khối lượng xuất khẩu đã giảm.

Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, Nga đã thu được khoảng 62 tỷ euro từ xuất khẩu dầu, khí đốt và than trong hai tháng kể từ khi cuộc tấn công bắt đầu. Đối với EU, việc nhập khẩu đã tốn khoảng 44 tỷ euro chỉ trong hai tháng qua. Trong khi đó, khối này đã chi 140 tỷ euro cả năm ngoái, tức là 12 tỷ euro mỗi tháng.

Mặc phương Tây cấm vận, Nga vẫn thu về lợi nhuận gấp đôi từ dầu mỏ - 1

Các phát hiện cho thấy Nga đã tiếp tục hưởng lợi từ sự kìm hãm nguồn cung năng lượng của châu Âu, ngay cả khi các chính phủ đã điên cuồng tìm cách ngăn cản Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng dầu và khí đốt như một vũ khí kinh tế.

Mặc dù xuất khẩu từ Nga đã giảm do chiến tranh và các lệnh trừng phạt, nhưng việc nước này chiếm ưu thế về nguồn cung cấp khí đốt đồng nghĩa với việc cắt nguồn cung chỉ làm tăng giá vốn đã cao do nguồn cung thắt chặt khi các nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch Covid-19. Theo số liệu của CREA, các chuyến hàng dầu thô từ Nga đến các cảng nước ngoài đã giảm 30% trong ba tuần đầu tiên của tháng 4, so với mức trong tháng 1 và tháng 2.

Tuy nhiên, giờ đây Nga có thể yêu cầu giá cao hơn đối với dầu và khí đốt của mình và khiến doanh thu tăng lên ngay cả khi các lệnh trừng phạt và hạn chế xuất khẩu có hiệu lực. Những doanh thu này gần như đang chảy trực tiếp vào chính phủ Nga thông qua các công ty do nhà nước quản lý. EU đã vô tình khiến các hạn chế làm tăng giá hơn nữa và giúp Nga kiếm lời ngay cả khi khối này đã mong xảy ra điều ngược lại.

Dữ liệu của CREA cho thấy nhiều công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch tiếp tục thực hiện thương mại với khối lượng lớn với Nga, bao gồm BP, Shell và ExxonMobil.

Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất trong hai tháng qua, mặc dù chính phủ nhiều lần tuyên bố rằng việc hạn chế phụ thuộc vào dầu của Nga là ưu tiên hàng đầu. Nước này đã trả khoảng 9 tỷ euro cho hàng nhập khẩu trong thời gian này. Ý và Hà Lan cũng là những nhà nhập khẩu lớn, với giá trị nhập khẩu lần lượt khoảng 6,8 tỷ euro và 5,6 tỷ euro.

Khung cảnh hoang tàn tại nơi từng là ”đại gia dầu mỏ” lớn nhất thế giới

Venezuela liên tục suy giảm hoạt động sản xuất dầu mỏ của mình sau nhiều thập kỷ giữ ngôi vương trong ngành do công tác quản lý yếu kém dưới các chế độ Chávez và Maduro,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo The Guardian) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN