Lý do lãi vay margin 'rẻ'

Mặt bằng lãi suất về mức thấp, lãi cho vay ký quý (margin) tại các công ty chứng khoán đang có xu hướng giảm. Thậm chí, một số công ty áp dụng lãi suất 0% trong giai đoạn nhất định.

Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, lãi suất huy động tiết kiệm của thị trường xuống “đáy”. Có ngân hàng huy động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất dưới 5%/năm. Ở đầu ra, lãi suất cho vay, đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn cũng được điều chỉnh.

Trong bối cảnh này, dù có độ trễ, nhưng các công ty chứng khoán cũng bắt đầu giảm lãi suất margin. Chứng khoán Techcombank (TCBS) đang áp dụng một loạt chính sách ưu đãi với nhà đầu tư mới, gồm: Miễn phí chọn số tài khoản chứng khoán đẹp, miễn phí giao dịch cổ phiếu. Lãi suất vay ký quỹ 7,9%/năm với dư nợ ký quỹ trong 180 ngày kể từ ngày giải ngân đầu tiên

Chứng khoán Shinhan Việt Nam áp dụng lãi vay margin 8,8%/năm Lãi suất ưu đãi margin được áp dụng trong 6 tháng kể từ sau 1 ngày (T+1) dư nợ margin đạt từ 200 triệu đồng trong thời gian chương trình. Chương trình kéo dài đến 30/4 hoặc khi hết hạn mức.

Chứng khoán JB Việt Nam (JBSV) áp dụng chính sách miễn lãi margin cho khách hàng trong 30 ngày với mức vay tối đa 100 triệu đồng. Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng áp dụng lãi suất 0% cho 1000 khách hàng mở mới tài khoản ký quỹ và đăng ký đầu tiên.

Trước đó, Chứng khoán Yuanta Việt Nam đang có lãi suất margin ưu đãi 8%/năm, áp dụng trong 6 tháng với hạn mức vay không giới hạn...

Lãi suất vay margin tại các công ty chứng khoán đang có xu hướng giảm.

Lãi suất vay margin tại các công ty chứng khoán đang có xu hướng giảm.

Tín hiệu giảm lãi margin cũng xuất hiện ở nhiều công ty chứng khoán khác như DNSE, Rồng Việt (VDSC), Vietcap. Công ty trong hệ sinh thái ngân hàng như MBS cũng điều chỉnh giảm lãi suất khoản vay margin thông thường của khách hàng cá nhân. SSI hoàn lãi margin 20% trên lãi thực thu hàng tháng, tối đa 5 triệu đồng/tháng và 50 triệu đồng/năm.

Mùa báo cáo tài chính quý IV/2023 vừa qua cho thấy dữ liệu đáng lưu ý của các công ty chứng khoán. Dư nợ cho vay margin tiếp tục xu hướng tăng, bất chấp chứng khoán trong nước sụt giảm vào các tháng cuối năm, thanh khoản thấp.

Thống kê của một chuyên trang tài chính từ báo cáo tài chính quý IV cho thấy dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý IV ước tính khoảng 180.000 tỷ đồng, tăng khoảng 15.000 tỷ đồng so với cuối quý IV. Trong đó, dư nợ margin ước vào khoảng 172.000 tỷ đồng, tăng 13.000 tỷ trong ba tháng cuối năm.

TCBS dẫn đầu với số dư cho vay margin tăng gần 3.800 tỷ đồng trong quý cuối năm ngoái, đưa tổng dư nợ cho vay margin 16.260 tỷ đồng. Trong vòng 1 năm, số dư cho vay này của TCBS đã tăng tới 80%. Đáng chú ý, xu hướng tăng mạnh này diễn ra sau khi TCBS được ngân hàng mẹ Techcombank tăng vốn vào quý II/2023.

Chứng khoán SSI đứng thứ 2, với dư nợ cho vay margin 14.670 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2023. Quý IV, SSI lùi xuống vị trí thứ 2, sau khi bị đối thủ TCBS vượt mặt. Chứng khoán Mirae Asset, HSC, VPS... lần lượt theo sau.

Cổ phiếu Vingroup bật tăng mạnh mẽ sau thông tin hãng xe điện VinFast (VFS) có tín hiệu tốt về việc triển khai bán hàng trên phạm vi toàn cầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN